--------------------------- --------------------- --------------------- ------------------- boxchat zalo
Chat Facebook
Chat Zalo
 Call:0902277552

Từ khóa
Danh mục

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

Đang truy cập: 183
Trong ngày: 505
Trong tuần: 1304
Lượt truy cập: 1767091


Sản phẩm nằm trong danh mục:
MẶT DÂY CHUYỀN PHẬT BẢN MỆNH -> Mặt Dây Chuyền Phật Bản Mệnh Tuổi Tuất -> Mặt Dây Chuyền Phật Bản Mệnh Tuổi Mậu Tuất 1958 và 2018

Click vào ảnh lớn để zoom

Giá : 650.000 VND

Số lượng    

Để lại số điện thoại chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Lượt xem: 116

Phật bản mệnh tuổi Tuất là ai?


Phật bản mệnh tuổi Tuất – Hợi là Phật A Di Đà. Ngài là tượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ. Phật A Di Đà giúp tuổi Tuất gặp may mắn, bình an, hóa giải vận hạn. Ngài phù trợ cho người tuổi Hợi có trí tuệ hơn người, xóa bỏ phiền não, mệt mỏi, kiên cường gây dựng cơ đồ, hưởng đời an lạc.

Vị Phật nào độ mệnh cho người tuổi Tuất? Đó là Phật A Di Đà, là thủ hộ thần của người cầm tinh Tuất. Tuổi Tuất có đặc trưng là thông minh, trung thành, hiếu học, trách nhiệm nên được cấp trên coi trọng, người xung quanh mến yêu. Nhưng vì cá tính cố chấp, dễ nổi giận nên người khác khó lòng thân cận.

Tuổi Tuất thờ Phật nào tốt nhất? Hãy thỉnh Phật A Di Đà, Ngài sẽ điều hòa tính cách, mang tới sự hòa hợp cho bản mệnh. Bản mệnh Phật A Di Đà ngụ ý tiền đồ vô lượng, không chỉ tăng cường sức hấp dẫn mà còn rất có lợi cho sự nghiệp của người tuổi Tuất.

Những người sinh năm 1946, 1958, 1970, 1982, 1994, 2006, 2018 đều cầm tinh Tuất. Mỗi năm sinh đều có khó khăn riêng, sinh năm 1946 lưu ý thân thể, phòng ngừa ốm vặt; sinh năm 1958 cần rèn luyện nhiều, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch; sinh năm 1970 cần duy trì trạng thái tinh thần tốt, tỉnh táo, sáng suốt.

Sinh năm 1982 cần chú ý sự nghiệp và bồi dưỡng tình cảm gia đình; sinh năm 1994 cần vững vàng để trưởng thành, vượt qua sóng gió; sinh năm 2006 cần tự mình bồi dưỡng khả năng gánh vác, không thể mãi dựa dẫm vào gia đình.

Người tuổi Tuất nên đeo bản mệnh Phật A Di Đà để bảo hộ bình an, chống thương tổn và phù hộ độ trì may mắn, đỡ đần vận trình.

Ý nghĩa đeo Phật bản mệnh cho người tuổi Tuất, Hợi ( Phật Bản Mệnh A Di Đà )


Phật A Di Đà là Phật bản mệnh tuổi Tuất và Phật bản mệnh tuổi Hợi. Thành tâm đeo Phật bản mệnh Phật A Di Đà, Ngài sẽ âm thầm phù độ, hộ mệnh cho bạn

+ Đeo mặt dây chuyền Phật A Di Đà, kết hợp với thiền định giúp tâm lắng đọng xuống, người tập trung hơn, trí tuệ sẽ được phát triển,…đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên bị stress, yếu bóng vía, thiếu tập trung.

+ Trừ tà, bảo vệ cho người đeo, nhất là khi đến những nơi nhiều âm khí như đám tang, nghĩa trang,…

+ Che chở, giảm nhẹ tai ương cho những người năm hạn, bị sao xấu chiếu

Hình tượng Phật bản mệnh A Di Đà


Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ.

Tay Phật A Di Đà làm ấn giáo hóa (tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước). Đôi khi, tay Phật bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau).

Trên đầu Phật A Di Đà là những cụm tóc xoắn ốc, ánh mắt ngài hiền từ dõi khắp thế gian, ngài luôn mang trên khuôn mặt nụ cười hòa ái. Trên thân ngài mặc áo cà sa, thượng tọa trên đài sen, tay để bắt ấn thiền định hoặc xòe tay hướng xuống phía dưới để cứu giúp, phổ độ chúng sinh.

Mang theo tượng phật bản mệnh A Di Đà bên mình sẽ giúp mang lại may mắn, bình an, hóa giải vận hạn và nhận được sự bảo hộ của ngài khi cầu nguyện hằng ngày.

Phật A Di Đà là vị phật bản mệnh cho những người tuổi Tuất và tuổi Hợi.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mặt đá Phật A Di Đà được gia công từ nhiều loại đá như: đá mắt hổ, đá cẩm thạch, đá mã não,…thậm chí là bằng nhựa. Để có được sự phù hộ và mang lại những điều tốt đẹp nhất thì nên chọn các mặt phật được làm từ đá tự nhiên.

Phật A Di Đà có phải là Phật tổ không?
Quý vị không nên có sự nhầm lẫn giữa Phật A Di Đà và Phật Tổ. Phật A Di Đà chính là Phật A Di Đà, là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa. Tên của ngài có nghĩa là thọ mệnh vô lượng và ánh sáng vô lượng (Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang).

Còn Phật Tổ hay còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài là thầy của hết thảy vạn vật trên thế gian, là người sáng lập ra đạo Phật. Chúng ta thường nghe nói về “ông tổ, bà tổ” là để chỉ điều này. Người mở đầu cho một phong trào, một thể chế, một đạo giáo,... thì được tôn làm Tổ.

Điểm phân biệt rõ ràng nhất ở hai vị Phật này là Phật A Di Đà khoác áo cà sa màu đỏ, trước ngực có chữ Vạn. Còn Phật tổ Như Lai thì khoác áo cà sa màu vàng và trước ngực không có chữ vạn.

Phật A Di Đà là ai?


Phật A Di Đà (Tiếng Phạn: Amitabha – Amitayus, Trung Quốc: Amituofo) là một vị Phật thường được mô tả trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông, một chi nhánh của Phật giáo thực hành chủ yếu ở khu vực Đông Á.

Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.

Tuy nhiên, Hình ảnh của A-Di-Đà không hề được nhắc đến trong những tầng văn liệu cổ xưa nhất của Phật giáo Ấn độ, nhưng vào khoảng đầu Công nguyên, danh hiệu A-Di-Đà xuất hiện là một vị Phật ở phía Tây trong bộ Ngũ phương Phật. Tín ngưỡng A-Di-Đà gần như được phát triển cùng với phương pháp hành trì thời kỳ đầu của Đại Thừa hay Mahāyāna là cầu khấn và thờ phụng “mọi vị phật” và hình tượng vài vị trong số đó đang sống ở những thế giới “thanh tịnh”, xa xôi, ứng với một phương hướng chính. Theo wikipedia

Được truyền cảm hứng bởi những lời dạy của Đức Phật Lokesvaraja, Phật A Di Đà đã lập ra 48 lời thề nguyện tuyệt vời để cứu độ chúng sinh. Lời thề thứ 18, là nền tảng của Tịnh Độ: “Nếu sau khi đạt được Phật quả, tất cả chúng sinh khát khao thành thực và đức tin để được tái sinh trong đất của tôi, niệm tên tôi 10 lần mà không được sinh ra ở đó, thì tôi không thể đạt được giác ngộ hoàn hảo.”

Kể từ đó, Phật A Di Đà sau 5 năm tu luyện, cuối cùng đã đạt được giác ngộ tối cao. Điều này có nghĩa là lời tuyên thệ từ bi và vĩ đại của Ngài giờ đây đã trở thành hiện thực, cõi Tây Phương Cực Lạc (Pure Land – Sukhavati) đã được thiết lập, đau khổ của chúng sinh sẽ được giải thoát nếu họ có đức tin để gọi tên Ngài.

Người Trung Hoa gọi tên Đức Phật là “NIEN-FWO” có nghĩa là “Cầu Nguyện”. Thuật ngữ Nhật Bản cho thực hành này được gọi là “Nembutsu”. Trong thực hành này, phải có ba phẩm chất quan trọng trong tâm: Chân thành, Niềm tin và Khát vọng được tái sinh trong cõi Tịnh độ. Lời cầu nguyện đơn giản hoặc thần chú mà người ta cần lặp lại là:

“Namo Ami Tou Fo” – “Namo Amida Butsu”

Người ta có thể niệm “Namo Amitabha Buddha” hoặc “Nam Mô A Di Đà Phật” ở Việt Nam, có nghĩa là “Tôi tìm nơi ẩn náu trong Đức Phật A Di Đà”.
Đại lễ Vía đức Phật A Di Đà ở chùa Hoằng Pháp (TP.HCM)

Theo sách “Đường về cực Lạc”, đức Phật A Di Đà sinh vào đời Tống, người Tiền Đường, họ Vương tự Xung Huyền. Thuở thiếu niên thường trì tụng Kinh Pháp Hoa, cảm bầy dê quì mọp nghe Kinh.

Trưởng thành làm quan coi về thuế vụ, nhiều lần lấy tiền công đến Tây Hồ mua cá trạnh phóng sinh. Bị phát giác hình quan thẩm định án tử. Khi áp giải ra pháp trường sắc mặt vẫn bình thản, vì tin rằng do công đức phóng sinh hồi hướng sẽ được sinh Tịnh độ. Nhà vua cảm động tha bổng.

Ngài xin xuất gia, đến Tứ Minh thọ pháp với Tuý Nham Thiền sư. Ngài tụng Pháp Hoa Sám, thấy Bồ Tát Quan Thế Âm tưới nước cam lồ vào miệng, được biện tài vô ngại.

Mặc dù, Ngài tu Thiền nhưng rất mến mộ Tịnh, một hôm đến thiền viện của Trí Giả đại sư làm hai lá thăm: Một đề “nhất tâm thiền định”, một đề “Trang nghiêm Tịnh độ”. Sau 7 lần rút thăm đều rút nhằm lá thăm “Trang nghiêm Tịnh độ”. Từ đó Ngài tận lực tu niệm hoằng hoá pháp môn Tịnh độ.

Về sau Ngài trụ trì chùa Vĩnh Minh, tôn hiệu Trí giác Thiền sư, Ngài trụ ở đây 15 năm, độ được 1700 vị tăng và cư sĩ qui hướng Tịnh độ rất nhiều. Ngài trứ tác tập “Vạn Thiện đồng quy”, chủ ý khuyến tu các pháp lành qui hướng về Tịnh độ.

Lịch sử đức Phật A Di Đà như thế nào?

Theo kinh Bi Hoa, thuở xa xưa vào một đại kiếp gọi là Thiện Trì, cõi nước Tản đề Lam, có một vị Chuyển luân Thánh Vương là Vô Tránh Niệm, thống trị bốn châu thiên hạ: Một là Đông Thắng Thần Châu, hai là Nam Thiện Bộ Châu, ba là Tây Ngưu hoá Châu, bốn là Bắc câu lô Châu.

Vua Vô Tránh Niệm có 32 tướng tốt như Phật, dùng pháp hiền thiện minh triết giáo hoá thống trị quốc dân. Người hành Thập thiện được khen thưởng quí trọng, người hành Thập ác bị trừng phạt bằng tiếng sét như sấm trời, loại người ấy ra khỏi cộng đồng sự sống.

Đến khi nhiều người sống thập ác, Vua Vô Tránh Niệm và triều thần quyến thuộc không xuất hiện nữa, vì ngài không nỡ diệt hết bọn xấu, để cho quy luật nhân quả đủ cơ duyên vận hành dạy cho chúng kinh nghiệm.

Theo Phật giáo, Phật bản mệnh là gì?


Theo như trong kinh Phật ghi chép lại thì trong giới Bồ Tát chia ra làm rất nhiều chức danh và địa vị khác nhau. Các vị Phật đều có mục đích chung là che chở và phổ độ chúng sinh. Phật bản mệnh là các vị Phật và Bồ Tát được phân chia để hộ mệnh cho 12 con giáp suốt cả cuộc đời. Phật bản mệnh gồm 8 vị Phật và Bồ Tát với những công đức vô lượng khác nhau.

Các vị phật bản mệnh chia ra để âm thầm phù trợ và bảo vệ cho con giáp bản mệnh của các Ngài. Và nếu mỗi con giáp muốn được vị Phật bản mệnh của mình âm thần bảo vệ cần tìm hiểu xem mình thuộc con giáp nào. Vị Phật bản mệnh ứng với năm tuổi của mình là ai. Sau đó mới thỉnh Phật bản mệnh về để cùng đồng hành với mình trong cuộc sống.

Nguồn gốc Mặt Dây Chuyền Phật Bản mệnh của 12 con giáp?


Tuyển tập “Pháp uyển châu lâm” có viết: “Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển, có mười hai loài thú, được Bồ tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát dặn những loài thú này hoá thân vào linh hồn và bảo vệ các nhóm người khác nhau dựa vào năm tuổi – ứng với 12 con giáp”. Cũng nhờ nhà Phật giáo hoá mà mỗi tuổi con giáp lại ứng với một vị Phật độ mệnh cho nó, mang theo chánh niệm và tâm hồn hướng thiện của nhà Phật. Phật hộ mệnh có tất cả 8 vị Phật ứng với 12 con giáp, hay nói cách khác mỗi người khi sinh ra đều được Phật đi theo phù hộ độ trì.
Tại sao lại gọi là Bản tôn Hộ mệnh?
Chữ “Bản tôn” là vị Phật “hộ” là bảo vệ, che chở, “mệnh” là tính mạng. “Bản tôn hộ mệnh” tức là vị Phật bảo vệ, che chở tính mạng con giáp tương ứng với mỗi người. Từ đó mỗi người được vị Phật của mình bảo vệ, hộ trì, đem lại bình an, sức khỏe, may mắn và thành công trong cuộc sống.

Có nhiều người gọi Phật hộ mệnh là “12 vị phật bản mệnh” chúng ta cần hiểu tức là 12 con giáp tương ứng với phật độ mệnh. Chứ không phải thực chất có 12 vị Phật cho 12 con giáp.


Ý nghĩa khi đeo Phật bản mệnh bình an


Khi đeo sản phẩm trang sức có hình Phật sẽ mang tới sự bình an và may mắn. Những vị Phật độ mệnh bình an dành cho tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo, nam nữ, tuổi tác, nguồn gốc xuất thân, Phật đều độ trì. Đặc biệt sản phẩm được làm từ chất liệu bạc cao cấp giúp bảo vệ sức khỏe cho người đeo. Phật độ mệnh 12 con giáp có đủ mẫu từ mặt Phật độ mệnh, đến vòng Phật, nhẫn Phật, kiểu dáng đa dạng cho bạn lựa chọn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa hay công dụng của từng vị Phật hộ mệnh con giáp mình, bạn nên đọc luôn bài “Công dụng thực sự khi đeo Phật hộ mệnh theo tuổi không thể ngờ

Vị Phật Hộ Mệnh Cho 12 Con Giáp:


Sức mạnh uy đức và lòng từ bi của Phật Bản Mệnh sẽ giúp chúng sinh theo tuổi tương ứng được gia trì tiêu trừ bệnh tật chướng ngại, an vui tự tại, thọ mạng dài lâu, đủ năng lực thực hành cho đến khi đạt được giác ngộ, viên mãn các tâm nguyện thế gian và xuất thế gian. Việc thực hành tu tập Bản Tôn, Chân Ngôn, Trí Tuệ, Phẩm Chất Giác Ngộ của các Ngài sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhận sự bảo hộ, gia trì cát tường từ vị Phật Hộ Mệnh.

Mặt Dây Chuyền Phật Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Tý.
Mặt Dây Chuyền Phật Hư Không Tạng Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Sửu và Dần.
Mặt Dây Chuyền Phật Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Mão.
Mặt Dây Chuyền Phật Phổ Hiền Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Thìn và Tỵ.
Mặt Dây Chuyền Phật Đại Thế Chí Bổ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Ngọ.
Mặt Dây Chuyền Phật Đại Nhât Như Lai Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Mùi và Thân.
Mặt Dây Chuyền Phật Bất Động Minh Vương Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Dậu.
Mặt Dây Chuyền Phật Phật A Di Đà – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Tuất và Hợi.

Thời gian đeo Phật Bản Mệnh


Thông thường khi đeo Phật Bản Mệnh ít ai quan tâm đến vấn đề thời gian. Có thể nhiều người sẽ không hiểu thời gian sử dụng Phật hộ mệnh là gì. Thời gian mà chúng tôi nhắc đến ở đây chính là lúc các bạn thỉnh dây chuyền Phật Bản Mệnh về.

Đối với nhiều người chỉ cần thích là mua. Dù là bất cứ thứ gì, trang sức phong thủy cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên đây lại là thói quen “chết người” khi bạn thỉnh mặt Phật hộ mệnh. Bởi đây không chỉ là một món đồ trang sức. Đây còn là một linh vật vô cùng linh thiêng, có tác dụng bảo vệ bạn trên đường đời.


Vậy thỉnh Phật Bản Mệnh vào thời điểm nào là tốt nhất? Theo các chuyên gia phong thủy tại Hồn Đá Việt thì thời gian Thỉnh Phật Bản Mệnh tốt nhất chính là thời điểm từ 7 đến 9 giờ sáng. Đây là thời điểm ánh mặt trời vừa lên, dương khí không quá gắt. Đón Phật Bản Mệnh về trong không khí trong lành, tươi mát của một ngày mới sẽ mang đến những tác động tích cực. Do đó khi đi thỉnh dây chuyền Phật Bản Mệnh hãy chú ý đến thời gian. Vì nó sẽ quyết định nguồn linh khí dành cho bạn.

Bên cạnh thời điểm trên bạn cũng có thể thỉnh Phật Bản Mệnh vào các khung giờ khác trong ngày. Nếu không phải là thời gian quá xấu thì Phật Bản Mệnh vẫn mang đến may mắn và sự bảo hộ tốt. Tuy nhiên để Phật Bản Mệnh có linh khí lớn nhất thì bạn nên chọn giờ đẹp để thỉnh ngài về.

Cách vệ sinh sau khi đeo Phật Bản Mệnh


Trong quá trình đeo Phật Bản Mệnh bạn cần giữ cho bức tượng luôn sạch sẽ. Hãy đảm bảo rằng bức tượng của bạn không phải chịu bất cứ tổn thương nào. Bạn biết không, Phật Bản Mệnh tuyệt đối không được để bị ô uế bởi tạp chất.

Không được để ngài bị ô nhiễm bởi những tác nhân từ bên ngoài. Bởi nếu không giữ gìn sạch sẽ tượng phật của bạn, ngài sẽ bị mất đi linh khí. Cuối cùng làm mất đi tác dụng cũng như gây ra phản ứng ngược.

Bên cạnh đó người sử dụng cũng không được vệ sinh Phật Bản Mệnh một cách tùy tiện. Bởi nếu không cẩn thận sẽ làm mất đi tác dụng phong thủy của tượng Phật. Dưới đây chính là một trong những cách vệ sinh tốt nhất do Hồn Đá Việt đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn.

Phân loại những vị Phật bản mệnh nào


Phật bản mệnh gồm có 8 vị chủ tôn, còn được gọi là Phật hộ thân. 8 Vị Phật này sẽ tương ứng cho 12 con giáp, phù trợ cho 12 con giáp. Những vị Phật bản này sẽ độ mệnh cho con giáp mà vị Phật đó quản lý có được may mắn, bình an, chuyển hung thành cát, chuyển dữ hóa lành.

Vậy mỗi con giáp được vị Phật bản mệnh nào phù trợ? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Người sinh năm Tý – Phật Bản Mệnh Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát


Những người sinh năm Tý, cầm tinh con chuột. Theo quan niệm, những người thuộc con giáp này sẽ phù hợp với vị Phật bản mệnh là Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát. Vị Phật này nổi tiếng với hình tượng nghìn tay nghìn mắt, tượng trưng cho tấm lòng đại từ đại bi của ngài, mang đến sự bình an, phước lành, may mắn.

Theo đó, Phật bản mệnh cho người tuổi Tý sẽ phù hộ cho con giáp này có sự may mắn, giúp mọi việc hanh thông, thuận lợi, cầu lộc đắc lộc, cầu tài đắc tài.

Phật độ mệnh của người sinh năm Tý là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay – Thiên Thủ Thiên Nhãn, biểu trưng cho đại từ đại bi và sự bao dung vô lượng của Ngài. Ân đức của Ngài phủ rộng khắp trần gian và đeo mặt Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn sẽ giúp bạn vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống, có đủ ý chí và niềm tin để chiến thắng mọi bệnh tật.

Người sinh năm Mão – Phật Bản Mệnh  Văn Thù Bồ Tát


Những người tuổi Mão, cầm tinh con mèo. Và vị Phật bản mệnh hợp với con giáp này chính là Văn Thù Bồ Tát. Vị Phật này nổi tiếng về trí tuệ anh minh và tài hùng biện xuất chúng. Do đó, những người tuổi mão sẽ được vị Phật này độ trì cho họ có một trí tuệ thông suốt, học hành đạt thành tích cao, có sự nghiệp thuận lợi.

Văn Thù Bồ Tát còn được gọi là Pháp Vương Tử. Ngài đại diện cho trí tuệ anh minh của con người. Nhận diện Văn Thù Bồ Tát là ngài mặc đồ màu tím vàng như Đồng tử, đỉnh đầu có 5 xoáy, tóc búi cao. Tay phải Ngài cầm Kim cương bảo kiếm. Tay trái Ngài cầm búp sen xanh, trong búp hoa có cuốn kinh Kim cương, tượng trưng cho trí tuệ vô thượng. Văn Thù Bồ Tát cưỡi trên lưng sư tử thể hiện sức mạnh của trí tuệ.

Người sinh năm Thìn và Tỵ – Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát


Phổ Hiền Bồ tát là đại diện cho tất cả các Bồ tát, là thần bảo vệ cho những người sinh năm Thìn, Tỵ. Vị Phật bản mệnh này sẽ phù hộ cho 2 con giáp Thìn và Tỵ có sức khỏe tốt, đắc thọ, cả đời bình an, tránh tai họa, bệnh tật.

Phổ Hiền Bồ Tát được cho là có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới để phổ độ chúng sinh. Ngài độ chúng sinh muôn phương không phân biệt tuổi tác, giới tính, độ tuổi… Với lòng bao dung và từ bi của mình ngài có thể xuất hiện mọi nơi để giúp đỡ chúng sinh.


Người sinh năm Ngọ – Phật Bản Mệnh  Đại Thế Chí Bồ Tát


Những người sinh năm Ngọ sẽ được Đại Thế Chi Bồ Tát độ mạng. Đây là vị Phật đại trưng cho ánh sáng và trí tuệ giúp những người tuổi ngọ có sự tích lũy về tiền bạc, gặp nhiều bình an và may mắn.

Đại Thế Chí Bồ Tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp nhân gian, giúp chúng sinh thoát khỏi nạn đao binh cũng như thiên tai bão lụt, công đức vô lượng hướng đến một cuộc sống an lành, may mắn. Uy thế vô biên mà Đại Thế Chí Bồ Tát mang lại là ánh sáng vô biên độ hóa chúng sinh.

Người sinh năm Mùi và Thân – Phật Bản Mệnh Như Lai Đại Nhật


Như Lai Đại Nhật đại diện cho trí tuệ Phật giáo tối cao. Ngài sẽ phù hộ độ trì cho những người tuổi Mùi và Thân có sự nghiệp thành tựu, gây dựng cơ ngơi, và cả cuộc đời may mắn. an yên.

Như Lai Đại Nhật là tôn xưng chí cao vô thượng trong Phật giáo Mật tông. Đây là Đức Phật cấp cao nhất trong Mật tông. Bởi vậy mà tất cả các đức Phật và Bồ Tát đều do Như Lai Đại Nhật mà ra. Vị Phật Đại Nhật Như Lai đứng đầu chỉ huy tất cả, là đức Phật khởi sinh trong giới Phật giáo Mật tông.

Theo nghĩa từ thì “Đại nhật” có nghĩa là thắng cả mặt trời. Như Lai Đại Nhật có nghĩa phá bỏ mọi tà pháp, xóa mọi trở ngại trong chốn nhân gian, công đức viên mãn. Ngài đem ánh sáng trí tuệ chiếu sáng muôn nơi, ánh sáng trí tuệ của Như Lai Đại Nhật khơi gợi tâm thiện trong mỗi con người.


Người sinh năm Dậu – Phật Bản Mệnh Bất Động Minh Vương


Bất Động Minh Vương là vị Phật bản mệnh tương ứng cho những người sinh năm Dậu. Vị Phật này sẽ giúp những người năm Dậu cả đời có may mắn, làm việc thuận lợi, cầu được ước thấy.

Những lưu ý khi đeo Phật bản mệnh


Phật bản mệnh sẽ phù hộ và độ trì cho người đeo tốt hơn nếu biết sử dụng đúng và ngược lại. Những lưu ý khi đeo Phật bản mệnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng sản phẩm linh thiêng này.

Phật là sự linh thiêng và tôn quý do đó khi đeo Phật bản mệnh không nên để mặt Phật tiếp xúc với những nơi bẩn thỉu, ô uế. Tốt nhất khi tiếp xúc với những vật bẩn, ô uế hàng ngày nên tháo mặt Phật và bảo quản tại nơi khô ráo.

Khi đeo mặt Phật phải thể hiện sự tôn kính với đức Phật, tâm luôn hướng thiện và không làm việc xấu. Không nên để mặt Phật tại những nơi tối tắm, bẩn thỉu, có thể dùng vải vàng, vải đỏ bọc lại. Không để mặt phật ở dưới vật khác.

Trong quá trình đeo mặt Phật không nên để va chạm tiếp xúc với người lạ. Nếu thấy mặt Phật đã cũ thì có thể đổi sang mặt Phật mới để giúp giá trị độ trì được tốt hơn. Nên vệ sinh sạch sẽ mặt Phật thường xuyên bằng khăn bông trắng, nước sạch và phấn đàn hương.

Khi đeo mặt Phật bản mệnh, chúng ta cũng nên hành xử đúng đắn, “Phật ở trong ta, tâm ta là Phật – tránh ác hành thiện” sẽ cho ta gặp nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đặc biệt đeo mặt Phật bên mình để nhắc nhở chúng ta tránh xa cái ác, thực hành điều thiện và hướng đến chân thiện mỹ.

Chúng ta vừa tìm hiểu về Phật bản mệnh là gì và chi tiết về 8 vị Phật bản mệnh độ trì cho 12 con giáp. Phật bản mệnh chính là vị thần hộ mệnh của mỗi người chính vì vậy để phát huy tác dụng tốt nhất hãy tìm mua Phật bản mệnh tại những cơ sở uy tín, chất liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

shop phật bản mệnh là đơn vị thiết kế, chế tác các sản phẩm trang sức uy tín, chất lượng được nhiều người biết đến. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, và những người thợ kim hoàn lành nghề, các sản phẩm của PDJ làm hài lòng mọi khách hàng gần xa.


Phật bản mệnh tuổi Mậu Tuất 1958 - 2018  là ai?


Phật bản mệnh tuổi Tuất – Hợi là Phật A Di Đà. Ngài là tượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ. Phật A Di Đà giúp tuổi Tuất gặp may mắn, bình an, hóa giải vận hạn. Ngài phù trợ cho người tuổi Hợi có trí tuệ hơn người, xóa bỏ phiền não, mệt mỏi, kiên cường gây dựng cơ đồ, hưởng đời an lạc.

Trong sách “Pháp uyển châu lâm” của nhà phật có viết: “Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển có 12 loài thú được Bồ Tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát phân nhiệm vụ những loài thú này bảo vệ, nhận được lợi ích nên 12 con giáp cũng dựa vào đó để đặt ra…”. Mỗi con giáp sẽ nhận được sự độ mệnh của một vị phật khác nhau. Khi được các vị phật độ mệnh sẽ mang lại những điều tốt lành, may mắn, bảo hộ bạn khỏi những tà ma và những điều xui xẻo.

Tuổi Mậu Tuất hợp với màu gì và kỵ màu sắc nào nhất? Theo phong thủy ngũ hành, người tuổi Mậu Tuất sinh năm 1958, 2018 mệnh Mộc rất hợp với các màu đen, Xanh dương, Xanh dương nhạt, Xanh lá cây và kỵ những màu bạc, Vàng ánh kim vì Kim khắc Mộc.

Sinh năm 2018, 1958 Mậu Tuất mệnh gì? 


- Sinh năm 2018, 1958 là tuổi con Chó

- Năm sinh âm lịch: Mậu Tuất

- Mệnh: Mộc - Bình Địa Mộc - Gỗ đồng bằng

+ Tương sinh:Hỏa, Thủy

+ Tương khắc: Thổ, Kim

Người tuổi Mậu Tuất sinh năm 1958, 2018 rất hợp với các màu đen, Xanh dương, Xanh dương nhạt, Xanh lá cây và kỵ những màu bạc, Vàng ánh kim vì Kim khắc Mộc.

 Ý nghĩa các màu hợp với Phật bản mệnh tuổi Mậu Tuất


Màu đen: Màu đen thường làm người ta liên tưởng đến quyền lực, nghiêm minh và nhã nhặn giống như những doanh nhân, chính trị gia thường khoác trên mình một bộ vest màu đen vậy. Màu đen gắn liền với sức mạnh, sự sợ hãi, bí ẩn, sức mạnh, uy quyền, thanh lịch, trang trọng, chết chóc, xấu xa và hung hăng, uy quyền, nổi loạn và tinh vi.

Màu xanh dương: Xanh dương là đại diện cho màu sắc của biển, của trời còn xanh là cây đại diện cho rừng núi, cây cối. Màu xanh dương mang đến cảm giác sâu thẳm, rộng lớn, bao la nhưng vô cùng vững vàng và bình yên, giống như khi chúng ta dõi mắt nhìn theo một khoảng trời xanh vậy. Màu xanh dương cũng mang ý nghĩa của sự trong sáng, tinh khiết và là màu của sự nam tính “xanh dương còn có liên hệ mật thiết đối với trí tuệ và sự thông minh”. Quan điểm này đã được các nhà khoa học chứng minh là tồn tại và chính xác.


Màu xanh dương nhạt: Diễn tả sự nhẹ nhàng, màu xanh dương nhạt còn truyền đi thông điệp là sự thông cảm, sẻ chia. Màu xanh dương đậm thể hiện trí tuệ, sức mạnh, vững vàng, trong công việc màu xanh dương đậm là biểu tượng của tính chuyên nghiệp, hiệu quả. Khi học tập hoặc làm việc trong không gian, môi trường màu xanh dương thì năng suất làm việc và học tập sẽ cao hơn so với điều kiện bình thường.

Xanh lá cây: Màu xanh lá cây là màu thuộc hành Mộc, là màu tương hợp với mệnh Mộc. Xanh lá cây hay còn gọi là xanh lục. là màu sắc đại diện cho cây cối núi rừng. Nó không chỉ mang ý nghĩa như một màu sắc đơn thuần. Mà hơn cả, nó còn là biểu tượng của sự an toàn, tượng trưng cho sức sống, màu mỡ, mát mẻ, trong lành, hòa bình và phát triển. Màu xanh tạo cảm giác dịu nhẹ cho mắt và truyền tải thông điệp hòa bình đến người đối diện.


SHOP HANOIGIARE  -MẶT DÂY CHUYỀN PHẬT BẢN MỆNH - VÒNG TAY PHONG THỦY - KÍNH AO MALAYSIA  UY TÍN

Đặt Hàng Qua Điện Thoại Xin Liên Hệ Theo Số 

-----------------o0o-------------------

Website : thietkewebre.hanoigiare.com

Đ/c: số 14 ngõ 150 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà Nội

Nhắn Tin Gọi Điện Miễn Phí Zalo : 0902277552

 


---------------------------------