--------------------------- --------------------- --------------------- ------------------- boxchat zalo
Chat Facebook
Chat Zalo
 Call:0902277552

Từ khóa
Danh mục

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

Đang truy cập: 25
Trong ngày: 116
Trong tuần: 507
Lượt truy cập: 1737506


Sản phẩm nằm trong danh mục:
MẶT DÂY CHUYỀN PHẬT BẢN MỆNH -> Mặt Dây Chuyền Phật Bản Mệnh Tuổi Hợi -> Mặt Dây Chuyền Phật Bản Mệnh Tuổi Tân Hợi 1971

Click vào ảnh lớn để zoom

Giá : 300.000 VND

Số lượng    

Để lại số điện thoại chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Lượt xem: 68

Theo Phật giáo, Phật bản mệnh là gì?


Theo như trong kinh Phật ghi chép lại thì trong giới Bồ Tát chia ra làm rất nhiều chức danh và địa vị khác nhau. Các vị Phật đều có mục đích chung là che chở và phổ độ chúng sinh. Phật bản mệnh là các vị Phật và Bồ Tát được phân chia để hộ mệnh cho 12 con giáp suốt cả cuộc đời. Phật bản mệnh gồm 8 vị Phật và Bồ Tát với những công đức vô lượng khác nhau.

Các vị phật bản mệnh chia ra để âm thầm phù trợ và bảo vệ cho con giáp bản mệnh của các Ngài. Và nếu mỗi con giáp muốn được vị Phật bản mệnh của mình âm thần bảo vệ cần tìm hiểu xem mình thuộc con giáp nào. Vị Phật bản mệnh ứng với năm tuổi của mình là ai. Sau đó mới thỉnh Phật bản mệnh về để cùng đồng hành với mình trong cuộc sống.

Nguồn gốc Mặt Dây Chuyền Phật Bản mệnh của 12 con giáp?


Tuyển tập “Pháp uyển châu lâm” có viết: “Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển, có mười hai loài thú, được Bồ tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát dặn những loài thú này hoá thân vào linh hồn và bảo vệ các nhóm người khác nhau dựa vào năm tuổi – ứng với 12 con giáp”. Cũng nhờ nhà Phật giáo hoá mà mỗi tuổi con giáp lại ứng với một vị Phật độ mệnh cho nó, mang theo chánh niệm và tâm hồn hướng thiện của nhà Phật. Phật hộ mệnh có tất cả 8 vị Phật ứng với 12 con giáp, hay nói cách khác mỗi người khi sinh ra đều được Phật đi theo phù hộ độ trì.
Tại sao lại gọi là Bản tôn Hộ mệnh?
Chữ “Bản tôn” là vị Phật “hộ” là bảo vệ, che chở, “mệnh” là tính mạng. “Bản tôn hộ mệnh” tức là vị Phật bảo vệ, che chở tính mạng con giáp tương ứng với mỗi người. Từ đó mỗi người được vị Phật của mình bảo vệ, hộ trì, đem lại bình an, sức khỏe, may mắn và thành công trong cuộc sống.

Có nhiều người gọi Phật hộ mệnh là “12 vị phật bản mệnh” chúng ta cần hiểu tức là 12 con giáp tương ứng với phật độ mệnh. Chứ không phải thực chất có 12 vị Phật cho 12 con giáp.


Ý nghĩa khi đeo Phật bản mệnh bình an


Khi đeo sản phẩm trang sức có hình Phật sẽ mang tới sự bình an và may mắn. Những vị Phật độ mệnh bình an dành cho tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo, nam nữ, tuổi tác, nguồn gốc xuất thân, Phật đều độ trì. Đặc biệt sản phẩm được làm từ chất liệu bạc cao cấp giúp bảo vệ sức khỏe cho người đeo. Phật độ mệnh 12 con giáp có đủ mẫu từ mặt Phật độ mệnh, đến vòng Phật, nhẫn Phật, kiểu dáng đa dạng cho bạn lựa chọn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa hay công dụng của từng vị Phật hộ mệnh con giáp mình, bạn nên đọc luôn bài “Công dụng thực sự khi đeo Phật hộ mệnh theo tuổi không thể ngờ

Vị Phật Hộ Mệnh Cho 12 Con Giáp:


Sức mạnh uy đức và lòng từ bi của Phật Bản Mệnh sẽ giúp chúng sinh theo tuổi tương ứng được gia trì tiêu trừ bệnh tật chướng ngại, an vui tự tại, thọ mạng dài lâu, đủ năng lực thực hành cho đến khi đạt được giác ngộ, viên mãn các tâm nguyện thế gian và xuất thế gian. Việc thực hành tu tập Bản Tôn, Chân Ngôn, Trí Tuệ, Phẩm Chất Giác Ngộ của các Ngài sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhận sự bảo hộ, gia trì cát tường từ vị Phật Hộ Mệnh.

Mặt Dây Chuyền Phật Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Tý.
Mặt Dây Chuyền Phật Hư Không Tạng Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Sửu và Dần.
Mặt Dây Chuyền Phật Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Mão.
Mặt Dây Chuyền Phật Phổ Hiền Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Thìn và Tỵ.
Mặt Dây Chuyền Phật Đại Thế Chí Bổ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Ngọ.
Mặt Dây Chuyền Phật Đại Nhât Như Lai Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Mùi và Thân.
Mặt Dây Chuyền Phật Bất Động Minh Vương Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Dậu.
Mặt Dây Chuyền Phật Phật A Di Đà – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Tuất và Hợi.

Thời gian đeo Phật Bản Mệnh


Thông thường khi đeo Phật Bản Mệnh ít ai quan tâm đến vấn đề thời gian. Có thể nhiều người sẽ không hiểu thời gian sử dụng Phật hộ mệnh là gì. Thời gian mà chúng tôi nhắc đến ở đây chính là lúc các bạn thỉnh dây chuyền Phật Bản Mệnh về.

Đối với nhiều người chỉ cần thích là mua. Dù là bất cứ thứ gì, trang sức phong thủy cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên đây lại là thói quen “chết người” khi bạn thỉnh mặt Phật hộ mệnh. Bởi đây không chỉ là một món đồ trang sức. Đây còn là một linh vật vô cùng linh thiêng, có tác dụng bảo vệ bạn trên đường đời.


Vậy thỉnh Phật Bản Mệnh vào thời điểm nào là tốt nhất? Theo các chuyên gia phong thủy tại Hồn Đá Việt thì thời gian Thỉnh Phật Bản Mệnh tốt nhất chính là thời điểm từ 7 đến 9 giờ sáng. Đây là thời điểm ánh mặt trời vừa lên, dương khí không quá gắt. Đón Phật Bản Mệnh về trong không khí trong lành, tươi mát của một ngày mới sẽ mang đến những tác động tích cực. Do đó khi đi thỉnh dây chuyền Phật Bản Mệnh hãy chú ý đến thời gian. Vì nó sẽ quyết định nguồn linh khí dành cho bạn.

Bên cạnh thời điểm trên bạn cũng có thể thỉnh Phật Bản Mệnh vào các khung giờ khác trong ngày. Nếu không phải là thời gian quá xấu thì Phật Bản Mệnh vẫn mang đến may mắn và sự bảo hộ tốt. Tuy nhiên để Phật Bản Mệnh có linh khí lớn nhất thì bạn nên chọn giờ đẹp để thỉnh ngài về.

Cách vệ sinh sau khi đeo Phật Bản Mệnh


Trong quá trình đeo Phật Bản Mệnh bạn cần giữ cho bức tượng luôn sạch sẽ. Hãy đảm bảo rằng bức tượng của bạn không phải chịu bất cứ tổn thương nào. Bạn biết không, Phật Bản Mệnh tuyệt đối không được để bị ô uế bởi tạp chất.

Không được để ngài bị ô nhiễm bởi những tác nhân từ bên ngoài. Bởi nếu không giữ gìn sạch sẽ tượng phật của bạn, ngài sẽ bị mất đi linh khí. Cuối cùng làm mất đi tác dụng cũng như gây ra phản ứng ngược.

Bên cạnh đó người sử dụng cũng không được vệ sinh Phật Bản Mệnh một cách tùy tiện. Bởi nếu không cẩn thận sẽ làm mất đi tác dụng phong thủy của tượng Phật. Dưới đây chính là một trong những cách vệ sinh tốt nhất do Hồn Đá Việt đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn.

Phân loại những vị Phật bản mệnh nào


Phật bản mệnh gồm có 8 vị chủ tôn, còn được gọi là Phật hộ thân. 8 Vị Phật này sẽ tương ứng cho 12 con giáp, phù trợ cho 12 con giáp. Những vị Phật bản này sẽ độ mệnh cho con giáp mà vị Phật đó quản lý có được may mắn, bình an, chuyển hung thành cát, chuyển dữ hóa lành.

Vậy mỗi con giáp được vị Phật bản mệnh nào phù trợ? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Người sinh năm Tý – Phật Bản Mệnh Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát


Những người sinh năm Tý, cầm tinh con chuột. Theo quan niệm, những người thuộc con giáp này sẽ phù hợp với vị Phật bản mệnh là Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát. Vị Phật này nổi tiếng với hình tượng nghìn tay nghìn mắt, tượng trưng cho tấm lòng đại từ đại bi của ngài, mang đến sự bình an, phước lành, may mắn.

Theo đó, Phật bản mệnh cho người tuổi Tý sẽ phù hộ cho con giáp này có sự may mắn, giúp mọi việc hanh thông, thuận lợi, cầu lộc đắc lộc, cầu tài đắc tài.

Phật độ mệnh của người sinh năm Tý là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay – Thiên Thủ Thiên Nhãn, biểu trưng cho đại từ đại bi và sự bao dung vô lượng của Ngài. Ân đức của Ngài phủ rộng khắp trần gian và đeo mặt Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn sẽ giúp bạn vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống, có đủ ý chí và niềm tin để chiến thắng mọi bệnh tật.

Người sinh năm Mão – Phật Bản Mệnh  Văn Thù Bồ Tát


Những người tuổi Mão, cầm tinh con mèo. Và vị Phật bản mệnh hợp với con giáp này chính là Văn Thù Bồ Tát. Vị Phật này nổi tiếng về trí tuệ anh minh và tài hùng biện xuất chúng. Do đó, những người tuổi mão sẽ được vị Phật này độ trì cho họ có một trí tuệ thông suốt, học hành đạt thành tích cao, có sự nghiệp thuận lợi.

Văn Thù Bồ Tát còn được gọi là Pháp Vương Tử. Ngài đại diện cho trí tuệ anh minh của con người. Nhận diện Văn Thù Bồ Tát là ngài mặc đồ màu tím vàng như Đồng tử, đỉnh đầu có 5 xoáy, tóc búi cao. Tay phải Ngài cầm Kim cương bảo kiếm. Tay trái Ngài cầm búp sen xanh, trong búp hoa có cuốn kinh Kim cương, tượng trưng cho trí tuệ vô thượng. Văn Thù Bồ Tát cưỡi trên lưng sư tử thể hiện sức mạnh của trí tuệ.

Người sinh năm Thìn và Tỵ – Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát


Phổ Hiền Bồ tát là đại diện cho tất cả các Bồ tát, là thần bảo vệ cho những người sinh năm Thìn, Tỵ. Vị Phật bản mệnh này sẽ phù hộ cho 2 con giáp Thìn và Tỵ có sức khỏe tốt, đắc thọ, cả đời bình an, tránh tai họa, bệnh tật.

Phổ Hiền Bồ Tát được cho là có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới để phổ độ chúng sinh. Ngài độ chúng sinh muôn phương không phân biệt tuổi tác, giới tính, độ tuổi… Với lòng bao dung và từ bi của mình ngài có thể xuất hiện mọi nơi để giúp đỡ chúng sinh.


Người sinh năm Ngọ – Phật Bản Mệnh  Đại Thế Chí Bồ Tát


Những người sinh năm Ngọ sẽ được Đại Thế Chi Bồ Tát độ mạng. Đây là vị Phật đại trưng cho ánh sáng và trí tuệ giúp những người tuổi ngọ có sự tích lũy về tiền bạc, gặp nhiều bình an và may mắn.

Đại Thế Chí Bồ Tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp nhân gian, giúp chúng sinh thoát khỏi nạn đao binh cũng như thiên tai bão lụt, công đức vô lượng hướng đến một cuộc sống an lành, may mắn. Uy thế vô biên mà Đại Thế Chí Bồ Tát mang lại là ánh sáng vô biên độ hóa chúng sinh.

Người sinh năm Mùi và Thân – Phật Bản Mệnh Như Lai Đại Nhật


Như Lai Đại Nhật đại diện cho trí tuệ Phật giáo tối cao. Ngài sẽ phù hộ độ trì cho những người tuổi Mùi và Thân có sự nghiệp thành tựu, gây dựng cơ ngơi, và cả cuộc đời may mắn. an yên.

Như Lai Đại Nhật là tôn xưng chí cao vô thượng trong Phật giáo Mật tông. Đây là Đức Phật cấp cao nhất trong Mật tông. Bởi vậy mà tất cả các đức Phật và Bồ Tát đều do Như Lai Đại Nhật mà ra. Vị Phật Đại Nhật Như Lai đứng đầu chỉ huy tất cả, là đức Phật khởi sinh trong giới Phật giáo Mật tông.

Theo nghĩa từ thì “Đại nhật” có nghĩa là thắng cả mặt trời. Như Lai Đại Nhật có nghĩa phá bỏ mọi tà pháp, xóa mọi trở ngại trong chốn nhân gian, công đức viên mãn. Ngài đem ánh sáng trí tuệ chiếu sáng muôn nơi, ánh sáng trí tuệ của Như Lai Đại Nhật khơi gợi tâm thiện trong mỗi con người.


Người sinh năm Dậu – Phật Bản Mệnh Bất Động Minh Vương


Bất Động Minh Vương là vị Phật bản mệnh tương ứng cho những người sinh năm Dậu. Vị Phật này sẽ giúp những người năm Dậu cả đời có may mắn, làm việc thuận lợi, cầu được ước thấy.

Những lưu ý khi đeo Phật bản mệnh


Phật bản mệnh sẽ phù hộ và độ trì cho người đeo tốt hơn nếu biết sử dụng đúng và ngược lại. Những lưu ý khi đeo Phật bản mệnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng sản phẩm linh thiêng này.

Phật là sự linh thiêng và tôn quý do đó khi đeo Phật bản mệnh không nên để mặt Phật tiếp xúc với những nơi bẩn thỉu, ô uế. Tốt nhất khi tiếp xúc với những vật bẩn, ô uế hàng ngày nên tháo mặt Phật và bảo quản tại nơi khô ráo.

Khi đeo mặt Phật phải thể hiện sự tôn kính với đức Phật, tâm luôn hướng thiện và không làm việc xấu. Không nên để mặt Phật tại những nơi tối tắm, bẩn thỉu, có thể dùng vải vàng, vải đỏ bọc lại. Không để mặt phật ở dưới vật khác.

Trong quá trình đeo mặt Phật không nên để va chạm tiếp xúc với người lạ. Nếu thấy mặt Phật đã cũ thì có thể đổi sang mặt Phật mới để giúp giá trị độ trì được tốt hơn. Nên vệ sinh sạch sẽ mặt Phật thường xuyên bằng khăn bông trắng, nước sạch và phấn đàn hương.

Khi đeo mặt Phật bản mệnh, chúng ta cũng nên hành xử đúng đắn, “Phật ở trong ta, tâm ta là Phật – tránh ác hành thiện” sẽ cho ta gặp nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đặc biệt đeo mặt Phật bên mình để nhắc nhở chúng ta tránh xa cái ác, thực hành điều thiện và hướng đến chân thiện mỹ.

Chúng ta vừa tìm hiểu về Phật bản mệnh là gì và chi tiết về 8 vị Phật bản mệnh độ trì cho 12 con giáp. Phật bản mệnh chính là vị thần hộ mệnh của mỗi người chính vì vậy để phát huy tác dụng tốt nhất hãy tìm mua Phật bản mệnh tại những cơ sở uy tín, chất liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

shop phật bản mệnh là đơn vị thiết kế, chế tác các sản phẩm trang sức uy tín, chất lượng được nhiều người biết đến. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, và những người thợ kim hoàn lành nghề, các sản phẩm của PDJ làm hài lòng mọi khách hàng gần xa.


Рhật А Dі Đà là Рhật bản mệnh tuổі Hợі

Рhật bản mệnh gồm сó 8 vị Рhật và Bồ Тát, сòn đượс gọі là Рhật độ mạng hау Рhật hộ thân. Тhông qua 12 nhân ԁuуên, Тhіên саn, Địа сhі và Ngũ hành tương ѕіnh tương khắс là đất, nướс, gіó, lửa, không khí, Рhật gіáо mật tông đưа ra thuуết 8 vị Вản tôn сhủ quản 12 соn giáр, và Рhật А Dі Đà сhính là Рhật bản mệnh tuổі Нợі. Мật tông thường gọі là 8 thần hộ thân.

Trảі quа mấу ngàn năm lịсh ѕử, сáс Вản tôn đượс сáс tín đồ Рhật gіáо tín phụng, сúng ԁường, trở thành сáс thіện thần, trợ gіúр соn ngườі, сhuуển hung thành сát, ѕự nghіệр hаnh thông, gіа đình hạnh phúс, сó ѕứс khỏе, tránh mọi bệnh tật.

Trong số 12 con giáp thì người tuổi Quý Hợi có tính cách khó đoán nhất. Thông thường người tuổi Quý Hợi có tính cách rất mạnh mẽ. Nhưng đôi khi họ lại rất mềm yếu, đa sầu đa cảm. Các chuyên gia phong thủy thường nói rằng người tuổi Hợi được trời ban cho sự nhạy cảm. Họ có khả năng nhìn thấu nội tâm của người khác. Bên cạnh đó tuổi Quý Hợi cũng là những người có tính cách kỳ quặc, buồn vui thất thường. Do đó mà nhiều khi họ thường hay làm mất lòng người khác. Để điều hòa tính cách người tuổi Quý Hợi nên thỉnh tượng Phật Bản Mệnh Phong Thủy đến làm thần bảo hộ cho mình.

Vì ѕао сhúng tа thường nіệm А Di Đà Рhật


Тrоng kіnh Phật cho rằng, Рhật quаng mіnh vô lượng, thọ ԁаnh vô lượng, nên trоng Рhật gіáо Нán truyền và Tạng truyền đều đượс tôn ѕùng, có vô ѕố ngườі cúng ԁường сầu trường thọ. Từ tụс ngữ: “Nhà nhà thờ А Dі Đà, hộ hộ báі Quán Thế Âm” là сó thể bіết đượс địа vị сủа Рhật А Dі Đà. Phật А Dі Đà và tín ngưỡng thế gіớі Сựс Lạс không những đі ѕâu vàо tâm thứс сáс tín đồ Рhật gіáо, сòn mở rộng ѕаng сáс lĩnh vực khác trоng хã hộі như văn họс, nghệ thuật, phong tụс, tậр quán. Сhính ѕự gần gũi nàу, đа ѕố chúng ta thường thờ và nіệm A Di Đà Рhật.

Тhео thuуết рháр trong kіnh đіển Vô Lượng Тhọ kіnh сủа Рhật gіáо Tịnh Độ tông, trướс vô lượng kiếр trong quá khứ là thờі đại Phật Тhế Тự Тạі Vương сòn trụ thế. Lúс đó, vị quốc vương сủа nướс Dіệu Hỷ thường nghe Phật gіảng kіnh thuyết рháр. Ѕаu khі nghе хоng, không những сảm thấу hоаn hỷ mà сòn lý gіảі đượс ѕự thâm ѕâu сủа Рhật рháp. Тừ đó, ngàі рhát tâm Вồ đề vô thượng, từ bỏ vương vị, хuất gіа làm tăng, рháp hіệu là Тỳ khіêu Рháp Тạng. Ngàі ôm сhí lớn, báі Рhật Thế Тự Tạі Vương làm Тhượng ѕư, tu trì Рhật рháр.

Тương truуền, ngàі đến nhіều tịnh độ Рhật quốс, tậр hợр những đіểm thù thắng, рhát rа 48 đạі nguуện nổі ԁаnh trоng Рhật gіáо, trải quа nhіều kіếр nỗ lựс thựс hіện, đã thành tựu đượс thế gіớі Сựс Lạc. Тịnh Độ tông сhо rằng, сhỉ cần có đủ niềm tіn vớі Рhật А Dі Đà, сhо dù không thựс hіện đượс đầу đủ 48 đạі nguуên vẫn có thể đạt đượс sự già trì сủа ngàі. Vàо thờі đіểm lâm сhung ѕẽ thuận lợi сhuуển thế đến сõi tịnh độ Сựс Lạс.

Ý nghĩa hình tượng Phật bản mệnh tuổi Hợi- Phật Bản Mệnh A Di Đà


Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng Phật A Di Đà thường là: Thân màu đỏ, đầu đội bảo quan, búi tóc, thân mặc thiên y ngũ sắc, dưới là váy lụa, mang chuỗi ngọc trên người, có đầy đủ tất cả các loại trang nghiêm của Phật Báo thân (Sambogakaya), an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen, bảo tọa do 8 con khổng tước khiêng, có ý nghĩa chặt đứt mọi tham dục. Khổng tước tượng trưng cho vẻ đẹp làm rung động lòng người, đồng thời tượng trưng cho sự tham dục. Bởi vì khi thấy đồ vật đẹp, con người thường nổi lòng tham, không chịu từ bỏ.

Phật A Di Đà có màu đỏ, tay phải cầm hoa sen, tay trái cầm chuông. Cánh hoa sen sáng bóng tượng trưng pháp môn Di Đà có thể khiến tâm người tu hành ôn hòa và tĩnh lại. Đồng thời, hoa sen còn tượng trưng cho chúng sinh ở cõi luân hồi, giống như hoa sen ở trong bùn nhơ mà không cấu nhiễm hôi tanh mùi bùn, một khi được khai ngộ, chúng ta có thể thoát khỏi sự thống khổ của luân hồi. Trong tạo tượng Phật giáo, có thể thấy hình tượng chủ tôn Phật Vô Lượng Thọ có 144 Phật lớn nhỏ vây quanh. Loại hình tạo tượng này thường dùng cúng dường trong điện đường tu pháp Trường thọ.

Đeo Phật bản mệnh cho tuổi Hợi được gì?


Đeo Phật bản mệnh sẽ giúp người tuổi Hợi:

Đeo Phật bản mệnh sẽ giúp người tuổi Hợi: Hộ thân: Phật bản mệnh là vị Phật sẽ đi theo bạn để phù hộ và độ trì cho bạn trên suốt chặng đường đời. Khi đeo mặt Phật luôn ẩn chứa niềm tin và sự tin cậy của bạn trong đó. Mong muốn giữ Phật bên mình đời đời bình an.

Đeo Phật bản mệnh sẽ giúp người tuổi Hợi: Công việc và tài chính: Phật bên bạn, độ trì cho bạc để tránh tiểu nhân hãm hại, nếu có khó khăn thì có thể vượt qua. Hướng đến sự nghiệp phát triển hơn, con đường rộng mở và tốt lành hơn.

Đeo Phật bản mệnh sẽ giúp người tuổi Hợi: Học tập: giúp khai mở trí tuệ, nhớ được lâu hơn, học hành tốt đẹp, thi cử thành công, tương lai mở rộng.

Đeo Phật bản mệnh sẽ giúp người tuổi Hợi: Sức khỏe: Sản phẩm chất liệu bằng bạc thái hay đá tự nhiên sẽ luôn tốt cho người đeo, giúp tăng nguồn năng lượng và bảo vệ sức khỏe.

Đeo Phật bản mệnh sẽ giúp người tuổi Hợi: Tình duyên: Nhiều người chọn đeo Phật bản mệnh để hóa giải lận đận về đường tình duyên. Với ai có gia đình thì mong muốn gia đình được bảo vệ, tránh những điều không tốt.

Phân biệt tượng Phật Thích Ca với Tượng Phật A Di Đà


1.Sự khác nhau về hình dáng ( Phân biệt tượng Phật Thích Ca với Tượng Phật A Di Đà )


Tượng Phật A Di Đà thường là kiểu tóc xoắn ốc, khoác trên người tấm cà sa màu đỏ, khoác áo vuông chỗ cổ trước ngực có chữ Vạn. Mắt Ngài nhìn xuống và miệng mỉm cười. Còn Tượng Phật Bổ Sư Thích Ca thì có 2 kiểu tóc là tóc búi hoặc tóc xoắn ốc. Ngài thường mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu. Nếu hở ngực thì sẽ không có chữ Vạn như tượng Phật A Di Đà. Mắt phật Thích Ca mở ba phần tư, hay ngồi trên tòa sen..

2.Sự khác nhau về tư thế tay ( Phân biệt tượng Phật Thích Ca với Tượng Phật A Di Đà )


Tượng Phật A Di Đà thường trong tư thế đứng và tay làm ấn giáo hóa. Tay phải đưa ngang vai và chỉ lên trên, còn tay trái đưa ngang bụng và chỉ xuống dưới. Hai lòng bàn tay hướng về phía trước, ngón cái và ngón trỏ chạm nhau làm thành vòng tròn.

Hoặc cũng có thể phật A Di Đà ngồi trên tòa sen, tay bắt ấn thiền để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái và hai ngón cái chạm nhau. Hoặc tay phải đưa ngang vai và chỉ lên trên, tay trái bắt ấn thiền để ngang bụng.

Phật Thích Ca Mâu Ni tay lại thường xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền hoặc ấn chuyển pháp luân, ngoài ra phật cũng có thể cầm chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, đặc biệt không bao giờ duỗi một cánh tay.

3.Sự khác nhau về các vị Phật và Bồ Tát đi cùng ( Phân biệt tượng Phật Thích Ca với Tượng Phật A Di Đà )


Quan Thế Âm Bồ Tát và Thế Chí Bồ Tát là hai vị Bồ Tát thường được thờ cùng với Phật A Di Đà. Hay còn được gọi là Tượng Tây Phương Tam Thánh.

Còn Phật Thích Ca thường được thờ cùng với 2 vị tôn giả là: A Nan Đà (được đặt bên tay trái Đức Phật Thích Ca) và Ca Diếp (được đặt bên tay Phải Đức Phật Thích Ca)

Khi nhắc đến phật Thích Ca, tuy rằng Ngài là nhân vật có thật trong lịch sử là người Ấn Độ. Tuy nhiên theo quan niệm của Phật giáo Thiền tông thì mỗi người đều có Phật tính riêng, vì thế khi thỉnh tượng, người nước nào thì sẽ tạc giống người nước đó, gồm cả nét mặt và cả hình dáng. Chính vì thế, khi tạc tượng Phật thờ chùa Việt Nam, nên tạc tượng Phật Thích Ca giống nét mặt người Việt. Ngoài ra tượng thờ phật thích ca trong các chùa chiền không nhất thiết phải hoàn toàn giống nhau.

Vào những cửa hàng bán tượng Phật bây giờ lại hầu hết trưng bày tượng Phật chủ yếu xuất xứ từ Đài Loan và những tượng ấy hiện diện rất nhiều trong khắp các chùa Việt và tại nhà của các Phật Tử. Nhưng hình như có gì đó xa lạ khi nhìn thấy những gương mặt rất khác với nhân chủng người Việt, cứ thấy gương mặt kia rất… Tàu. Đứng về phương diện nghệ thuật, nếu các tác phẩm ấy đẹp thì có thể chấp nhận. Tuy nhiên, đứng về mặt văn hóa và tự hào dân tộc, thì chùa Việt nên thờ những bức tượng có nét điêu khắc Việt. Đặc biệt là tượng Đức Phật Thích Ca, cần phải đúng nét mặt người Việt thì mới phù hợp.

Khi thỉnh tượng Phật, nên chọn Tượng Phật sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. Nói vậy là vì có một số người đúc tượng, vẽ hình Phật “không” có tâm nên sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không mang nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật. Vì thế, khi thỉnh tượng Phật thờ tại gia hay tại chùa Việt, xin quý sư Thầy, sư Cô, Phật tử hãy thật thành tâm và lựa chọn kỹ.

Sự tích Đức Phật A Di Đà


Ai cũng đều biết Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc; chí tâm niệm hồng danh của Ngài sẽ giúp sinh vô lượng công đức và được vãng sinh về cõi Cực Lạc dựa theo 48 lời đại nguyện của Ngài. Nhưng ít ai biết được sự tích của Đức Phật A Di Đà như thế nào?

Bởi Đức Phật A Di Đà không phải là nhân vật lịch sử và có mặt tại cõi Ta Bà của chúng ta. Tuy nhiên qua lời giới thiệu của Đức Bổn Sư trong kinh Bi Hoa, chúng ta được biết rằng tiền thân của Đức Phật A Di Đà là vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm với muôn vàn công đức và lòng đại bi thương yêu tất cả chúng sinh. Ngài đã mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sinh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.

Kinh ghi lại rằng:

“Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện Trì. Khi ấy tại cõi Tản Đề Lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ:

Một là Đông thắng thần chân;

Hai là Nam thiệm bộ châu;

Ba là Tây ngưu hóa châu;

Bốn là Bắc cô lô châu;

Tài đức vẹn toàn, đượm nhuần khắp bốn phương, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẵn lòng ái kính.


Tại sao phải niệm Nam mô tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật khi có người mất?

Vua có một vị đại thần tên là Bảo Hải, con dòng Phạm Chí, rất tinh thông về nghề xem thiên văn. Bảo Hải có một người con trai tướng tốt lạ thường, từ dưới chân lên đến trên đầu đều có ba mươi hai dấu tốt. Khi người con này sinh ra, được các hàng khách tôn quý đem nhiều đồ lễ vật đến dưng cho, nhơn vậy mà đặt tên là Bảo Tạng.

Lúc khôn lớn, thì Bảo Tạng xem biết việc đời là thống khổ thân mạng lại vô thường, tự nhiên sinh lòng chán ngán, bỏ cuộc vinh hoa, liền xuất gia tu hành. Chẳng bao lâu đã thành Phật, hiệu là Bảo Tạng Như Lai, đủ các đạo Pháp nhiệm mầu, thần thông rộng lớn. Khi thành Phật rồi, thì Ngài dạo khắp các nơi mà hóa độ chúng sinh, có nhiều hàng đệ tử đã chứng đặng quả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, nên nhơn dân ai nấy cũng sẵn lòng hoan nghinh.

48 ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ

1.- Khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

2.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung còn trở lại ba ác đạo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

3.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều thân màu vàng ròng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

4.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu người đẹp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

5.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

6.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

7.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ trì hết, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

8.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cõi nước, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

9.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

10.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

11.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

12.- Khi tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

13.- Khi tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

14.- Khi tôi thành Phật, hàng Thanh Văn trong nước tôi mà có người tính đếm được, nhẫn đến chúng sanh trong cõi Đại Thiên đều thành bực Duyên Giác cùng nhau chung tính đếm suốt trăm nghìn kiếp mà biết được số lượng ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

15.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bổn nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

16.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi mà cón nghe danh từ bất thiện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

17.- Khi tôi thành Phật, mười phương vô lượng chư Phật chẳng đều ngợi khen xưng tụng danh hiệu của tôi thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

18.- Khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

19.- Khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

20.- Khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

21.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

22.- Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

23.- Khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường chư Phật, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na do tha cõi nước thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

24.- Khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi ở trước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủ theo ý muốn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

25.- Khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhứt thiết trí thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

26.- Khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng được thân Kim Cương Na la diên thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

27.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn và tất cả vạn vật trong nước tôi trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hình sắc đặc biệt lạ lùng vi tột diệu không ai lường biết được, dầu là có thiên nhãn mà biện biệt được danh số ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

28.- Khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhứt mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

29.- Khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi nếu đọc tụng thọ trì diễn thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

30. – Khi tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

31.- Khi tôi thành Phật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất khả tư nghị thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình gương mặt, nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

32.- Khi tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

33.- Khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương, được quang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn hàng thiên nhơn. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

34.- Khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn các thâm tổng trì thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

35.- Khi tôi thành Phật, hàng nữ nhơn của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết mà họ còn sanh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

36.- Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới mười phương thế giới nghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến thành Phật đạo. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

37.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

38.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợ tự nhiên mặc trên thân. Nếu còn phải may cắt nhuộm giặt thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

39.- Khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng như bực lậu tận Tỳ Kheo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

40.- Khi tôi thành Phật, Bồ Tát nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm thanh tịnh mười phương thì liền được toại nguyện, đều được soi thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

41.- Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

42.- Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được thanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ý, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà không mất tâm chánh định. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

43.- Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chung sanh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

44.- Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở tu hạnh Bồ Tát đầy đủ cội công đức. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

45.- Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được phổ đẳng tam muội, an trụ trong tam muội nầy đến lúc thành Phật thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

46.- Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

47.- Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đến bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

48.- Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đệ nhứt nhẫn, đệ nhị nhẫn và đệ tam pháp nhẫn, nơi các Phật pháp chẳng liền được bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Phật bản mệnh tuổi tân hợi 1971 là ai?


Phật bản mệnh tuổi Tuất – Hợi là Phật A Di Đà. Ngài là tượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ. Phật A Di Đà giúp tuổi Tuất gặp may mắn, bình an, hóa giải vận hạn. Ngài phù trợ cho người tuổi Hợi có trí tuệ hơn người, xóa bỏ phiền não, mệt mỏi, kiên cường gây dựng cơ đồ, hưởng đời an lạc.

Trong sách “Pháp uyển châu lâm” của nhà phật có viết: “Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển có 12 loài thú được Bồ Tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát phân nhiệm vụ những loài thú này bảo vệ, nhận được lợi ích nên 12 con giáp cũng dựa vào đó để đặt ra…”. Mỗi con giáp sẽ nhận được sự độ mệnh của một vị phật khác nhau. Khi được các vị phật độ mệnh sẽ mang lại những điều tốt lành, may mắn, bảo hộ bạn khỏi những tà ma và những điều xui xẻo.


Yếu tố phong thủy đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn. Màu sắc cũng là một trong những yếu tố phong thủy ảnh hưởng đến tài vận, may mắn và sức khỏe của gia chủ. Vậy phong thủy tuổi Tuất hợp màu gì?

Tuổi Tân Hợi hợp với màu gì và kỵ màu sắc nào nhất? Theo phong thủy ngũ hành, người tuổi Tân Hợi sinh năm 1971, 2031 mệnh Kim rất hợp với các màu Vàng, Nâu, Trắng và kỵ những màu đỏ, cam, hồng và cân nhắc màu xanh lá.

Thông Tin Chung Tuổi Tân Hợi


- Năm sinh dương lịch: 1911, 1971 và 2031
- Năm sinh âm lịch: Tân hợi
- Mệnh Kim
- Màu tương sinh của tuổi Tân hợi: Hãy chọn cho mình những bộ đồ hoặc phụ kiện có màu vàng rực rỡ hoặc màu trắng tinh khiết. Vì màu vàng (Thổ), mà Thổ sinh Kim nên rất tốt cho người tuổi Tân hợi. còn màu trắng là màu tượng trưng cho bản mệnh nên cũng tốt cho người tuổi Tân hợi.
- Màu tương khắc của tuổi Tân hợi: Nếu bạn sinh năm Tân hợi, thì tốt nhất là nên tránh những màu như màu hồng, màu đỏ, vì những màu này ứng với hành Hỏa, mà Hỏa thì khắc Kim, không tốt cho người tuổi Tân hợi.

Theo quan điểm của khoa học phong thủy, màu sơn nhà, màu xe hay màu sắc trang phục quần áo, túi xách, giày dép, trang sức có vai trò to lớn trong việc cân bằng, hỗ trợ và điều hòa yếu tố âm dương – ngũ hành của bản mệnh từng người. Do đó, nắm bắt cách thức sử dụng màu sắc sao cho phù hợp với quan điểm của quy luật phong thủy là việc bạn nên cân nhắc để quan tâm mỗi ngày.

 

Ý nghĩa các màu hợp với mặt dây chuyền phật bản mệnh tuổi Tân Hợi  1971


Màu vàng: Đó là màu sáng nhất mà mắt người có thể nhìn thấy. Màu vàng có ý nghĩa đại diện cho tuổi trẻ, niềm vui, niềm vui, ánh nắng mặt trời và những cảm giác hạnh phúc khác. Màu vàng thường được liên tưởng tới ánh sáng nên nó cũng là màu của trí tuệ, sự thông thái, anh minh. Màu vàng thường mang lại cảm giác ấm áp, làm con người thấy thoải mái, hoạt động dưới nắng vàng làm tăng sự linh hoạt trí óc. Màu vàng có liên quan đến việc học. Đó là một màu sắc cộng hưởng với bên trái (hoặc logic) của não, nơi nó kích thích tâm lý và nhận thức của chúng ta. Màu vàng tạo cảm hứng cho suy nghĩ và sự tò mò và nó sáng tạo từ quan điểm tinh thần, màu sắc mang đến những ý tưởng mới. Ở phương Đông, màu vàng là biểu tượng của hoàng gia, quý tộc, mang ý nghĩa danh dự và lòng trung thành.

Màu nâu: Màu nâu là màu của sự bền vững và chắc chắn, ổn định, cấu trúc và hỗ trợ. Đồng thời nó cũng là màu sắc tượng trưng cho sự nam tính. Đó là một màu sắc toát lên sự thoải mái về thể chất, sự đơn giản và chất lượng. Từ góc độ tiêu cực, màu nâu cũng có thể, trong những trường hợp nhất định, mang lại ấn tượng về sự keo kiệt.

Màu trắng: Màu trắng được coi là đại diện cho sự hoàn hảo, vì nó là màu sắc tinh khiết và hoàn thiện nhất. Đó là màu đại diện cho sự tươi sáng và xóa bỏ mọi dấu vết của hành động trong quá khứ. Thế giới này có màu trắng tinh khiết nhất, cuối cùng sẽ được sơn bởi màu sắc được cung cấp bởi kinh nghiệm và lựa chọn cuộc sống của mình. Màu của sự tăng cường các quá trình phản chiếu, sáng tạo và thức tỉnh.


Do Mộc khắc Thổ cho nên người sinh năm 1971 thì nên tránh sử dụng nhiều màu đỏ, hồng hay tím trong màu sơn nhà, màu nội thất, màu điện thoại, màu xe hay kể cả là màu trang phục vì Hỏa khắc Kim mà những màu này thuộc mệnh Hỏa. Sử dụng quá nhiều màu tương khắc sẽ xung với bản mệnh, gây ra bất lợi và mang đến tai ương cho chính bạn. Tuy nhiên cái gì nhiều quá cũng không tốt, nên cân bằng giữa tương sinh và tương khắc , một chút nhấn nhá bằng màu tương sắc sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn hay bộ trang phục đẹp hơn hẳn.


SHOP HANOIGIARE  -MẶT DÂY CHUYỀN PHẬT BẢN MỆNH - VÒNG TAY PHONG THỦY - KÍNH AO MALAYSIA  UY TÍN

Đặt Hàng Qua Điện Thoại Xin Liên Hệ Theo Số 

-----------------o0o-------------------

Website : thietkewebre.hanoigiare.com

Đ/c: số 14 ngõ 150 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà Nội

Nhắn Tin Gọi Điện Miễn Phí Zalo : 0902277552

 


---------------------------------