--------------------------- --------------------- --------------------- ------------------- boxchat zalo
Chat Facebook
Chat Zalo
 Call:0902277552

Từ khóa
Danh mục

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

Đang truy cập: 31
Trong ngày: 315
Trong tuần: 776
Lượt truy cập: 1738761


Sản phẩm nằm trong danh mục:
MẶT DÂY CHUYỀN PHẬT BẢN MỆNH -> Mặt Dây Chuyền Phật Bản Mệnh Tuổi Mão -> Mặt Dây Chuyền Phật Bản Mệnh Tuổi Tân Mão 2011 và 1951

Click vào ảnh lớn để zoom

Giá : 300.000 VND

Số lượng    

Để lại số điện thoại chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Lượt xem: 74

Theo Phật giáo, Phật bản mệnh là gì?


Theo như trong kinh Phật ghi chép lại thì trong giới Bồ Tát chia ra làm rất nhiều chức danh và địa vị khác nhau. Các vị Phật đều có mục đích chung là che chở và phổ độ chúng sinh. Phật bản mệnh là các vị Phật và Bồ Tát được phân chia để hộ mệnh cho 12 con giáp suốt cả cuộc đời. Phật bản mệnh gồm 8 vị Phật và Bồ Tát với những công đức vô lượng khác nhau.

Các vị phật bản mệnh chia ra để âm thầm phù trợ và bảo vệ cho con giáp bản mệnh của các Ngài. Và nếu mỗi con giáp muốn được vị Phật bản mệnh của mình âm thần bảo vệ cần tìm hiểu xem mình thuộc con giáp nào. Vị Phật bản mệnh ứng với năm tuổi của mình là ai. Sau đó mới thỉnh Phật bản mệnh về để cùng đồng hành với mình trong cuộc sống.

Nguồn gốc Mặt Dây Chuyền Phật Bản mệnh của 12 con giáp?


Tuyển tập “Pháp uyển châu lâm” có viết: “Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển, có mười hai loài thú, được Bồ tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát dặn những loài thú này hoá thân vào linh hồn và bảo vệ các nhóm người khác nhau dựa vào năm tuổi – ứng với 12 con giáp”. Cũng nhờ nhà Phật giáo hoá mà mỗi tuổi con giáp lại ứng với một vị Phật độ mệnh cho nó, mang theo chánh niệm và tâm hồn hướng thiện của nhà Phật. Phật hộ mệnh có tất cả 8 vị Phật ứng với 12 con giáp, hay nói cách khác mỗi người khi sinh ra đều được Phật đi theo phù hộ độ trì.
Tại sao lại gọi là Bản tôn Hộ mệnh?
Chữ “Bản tôn” là vị Phật “hộ” là bảo vệ, che chở, “mệnh” là tính mạng. “Bản tôn hộ mệnh” tức là vị Phật bảo vệ, che chở tính mạng con giáp tương ứng với mỗi người. Từ đó mỗi người được vị Phật của mình bảo vệ, hộ trì, đem lại bình an, sức khỏe, may mắn và thành công trong cuộc sống.

Có nhiều người gọi Phật hộ mệnh là “12 vị phật bản mệnh” chúng ta cần hiểu tức là 12 con giáp tương ứng với phật độ mệnh. Chứ không phải thực chất có 12 vị Phật cho 12 con giáp.


Ý nghĩa khi đeo Phật bản mệnh bình an


Khi đeo sản phẩm trang sức có hình Phật sẽ mang tới sự bình an và may mắn. Những vị Phật độ mệnh bình an dành cho tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo, nam nữ, tuổi tác, nguồn gốc xuất thân, Phật đều độ trì. Đặc biệt sản phẩm được làm từ chất liệu bạc cao cấp giúp bảo vệ sức khỏe cho người đeo. Phật độ mệnh 12 con giáp có đủ mẫu từ mặt Phật độ mệnh, đến vòng Phật, nhẫn Phật, kiểu dáng đa dạng cho bạn lựa chọn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa hay công dụng của từng vị Phật hộ mệnh con giáp mình, bạn nên đọc luôn bài “Công dụng thực sự khi đeo Phật hộ mệnh theo tuổi không thể ngờ

Vị Phật Hộ Mệnh Cho 12 Con Giáp:


Sức mạnh uy đức và lòng từ bi của Phật Bản Mệnh sẽ giúp chúng sinh theo tuổi tương ứng được gia trì tiêu trừ bệnh tật chướng ngại, an vui tự tại, thọ mạng dài lâu, đủ năng lực thực hành cho đến khi đạt được giác ngộ, viên mãn các tâm nguyện thế gian và xuất thế gian. Việc thực hành tu tập Bản Tôn, Chân Ngôn, Trí Tuệ, Phẩm Chất Giác Ngộ của các Ngài sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhận sự bảo hộ, gia trì cát tường từ vị Phật Hộ Mệnh.

Mặt Dây Chuyền Phật Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Tý.
Mặt Dây Chuyền Phật Hư Không Tạng Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Sửu và Dần.
Mặt Dây Chuyền Phật Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Mão.
Mặt Dây Chuyền Phật Phổ Hiền Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Thìn và Tỵ.
Mặt Dây Chuyền Phật Đại Thế Chí Bổ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Ngọ.
Mặt Dây Chuyền Phật Đại Nhât Như Lai Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Mùi và Thân.
Mặt Dây Chuyền Phật Bất Động Minh Vương Bồ Tát – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Dậu.
Mặt Dây Chuyền Phật Phật A Di Đà – vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Tuất và Hợi.

Thời gian đeo Phật Bản Mệnh


Thông thường khi đeo Phật Bản Mệnh ít ai quan tâm đến vấn đề thời gian. Có thể nhiều người sẽ không hiểu thời gian sử dụng Phật hộ mệnh là gì. Thời gian mà chúng tôi nhắc đến ở đây chính là lúc các bạn thỉnh dây chuyền Phật Bản Mệnh về.

Đối với nhiều người chỉ cần thích là mua. Dù là bất cứ thứ gì, trang sức phong thủy cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên đây lại là thói quen “chết người” khi bạn thỉnh mặt Phật hộ mệnh. Bởi đây không chỉ là một món đồ trang sức. Đây còn là một linh vật vô cùng linh thiêng, có tác dụng bảo vệ bạn trên đường đời.


Vậy thỉnh Phật Bản Mệnh vào thời điểm nào là tốt nhất? Theo các chuyên gia phong thủy tại Hồn Đá Việt thì thời gian Thỉnh Phật Bản Mệnh tốt nhất chính là thời điểm từ 7 đến 9 giờ sáng. Đây là thời điểm ánh mặt trời vừa lên, dương khí không quá gắt. Đón Phật Bản Mệnh về trong không khí trong lành, tươi mát của một ngày mới sẽ mang đến những tác động tích cực. Do đó khi đi thỉnh dây chuyền Phật Bản Mệnh hãy chú ý đến thời gian. Vì nó sẽ quyết định nguồn linh khí dành cho bạn.

Bên cạnh thời điểm trên bạn cũng có thể thỉnh Phật Bản Mệnh vào các khung giờ khác trong ngày. Nếu không phải là thời gian quá xấu thì Phật Bản Mệnh vẫn mang đến may mắn và sự bảo hộ tốt. Tuy nhiên để Phật Bản Mệnh có linh khí lớn nhất thì bạn nên chọn giờ đẹp để thỉnh ngài về.

Cách vệ sinh sau khi đeo Phật Bản Mệnh


Trong quá trình đeo Phật Bản Mệnh bạn cần giữ cho bức tượng luôn sạch sẽ. Hãy đảm bảo rằng bức tượng của bạn không phải chịu bất cứ tổn thương nào. Bạn biết không, Phật Bản Mệnh tuyệt đối không được để bị ô uế bởi tạp chất.

Không được để ngài bị ô nhiễm bởi những tác nhân từ bên ngoài. Bởi nếu không giữ gìn sạch sẽ tượng phật của bạn, ngài sẽ bị mất đi linh khí. Cuối cùng làm mất đi tác dụng cũng như gây ra phản ứng ngược.

Bên cạnh đó người sử dụng cũng không được vệ sinh Phật Bản Mệnh một cách tùy tiện. Bởi nếu không cẩn thận sẽ làm mất đi tác dụng phong thủy của tượng Phật. Dưới đây chính là một trong những cách vệ sinh tốt nhất do Hồn Đá Việt đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn.

Phân loại những vị Phật bản mệnh nào


Phật bản mệnh gồm có 8 vị chủ tôn, còn được gọi là Phật hộ thân. 8 Vị Phật này sẽ tương ứng cho 12 con giáp, phù trợ cho 12 con giáp. Những vị Phật bản này sẽ độ mệnh cho con giáp mà vị Phật đó quản lý có được may mắn, bình an, chuyển hung thành cát, chuyển dữ hóa lành.

Vậy mỗi con giáp được vị Phật bản mệnh nào phù trợ? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Người sinh năm Tý – Phật Bản Mệnh Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát


Những người sinh năm Tý, cầm tinh con chuột. Theo quan niệm, những người thuộc con giáp này sẽ phù hợp với vị Phật bản mệnh là Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát. Vị Phật này nổi tiếng với hình tượng nghìn tay nghìn mắt, tượng trưng cho tấm lòng đại từ đại bi của ngài, mang đến sự bình an, phước lành, may mắn.

Theo đó, Phật bản mệnh cho người tuổi Tý sẽ phù hộ cho con giáp này có sự may mắn, giúp mọi việc hanh thông, thuận lợi, cầu lộc đắc lộc, cầu tài đắc tài.

Phật độ mệnh của người sinh năm Tý là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay – Thiên Thủ Thiên Nhãn, biểu trưng cho đại từ đại bi và sự bao dung vô lượng của Ngài. Ân đức của Ngài phủ rộng khắp trần gian và đeo mặt Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn sẽ giúp bạn vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống, có đủ ý chí và niềm tin để chiến thắng mọi bệnh tật.

Người sinh năm Mão – Phật Bản Mệnh  Văn Thù Bồ Tát


Những người tuổi Mão, cầm tinh con mèo. Và vị Phật bản mệnh hợp với con giáp này chính là Văn Thù Bồ Tát. Vị Phật này nổi tiếng về trí tuệ anh minh và tài hùng biện xuất chúng. Do đó, những người tuổi mão sẽ được vị Phật này độ trì cho họ có một trí tuệ thông suốt, học hành đạt thành tích cao, có sự nghiệp thuận lợi.

Văn Thù Bồ Tát còn được gọi là Pháp Vương Tử. Ngài đại diện cho trí tuệ anh minh của con người. Nhận diện Văn Thù Bồ Tát là ngài mặc đồ màu tím vàng như Đồng tử, đỉnh đầu có 5 xoáy, tóc búi cao. Tay phải Ngài cầm Kim cương bảo kiếm. Tay trái Ngài cầm búp sen xanh, trong búp hoa có cuốn kinh Kim cương, tượng trưng cho trí tuệ vô thượng. Văn Thù Bồ Tát cưỡi trên lưng sư tử thể hiện sức mạnh của trí tuệ.

Người sinh năm Thìn và Tỵ – Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát


Phổ Hiền Bồ tát là đại diện cho tất cả các Bồ tát, là thần bảo vệ cho những người sinh năm Thìn, Tỵ. Vị Phật bản mệnh này sẽ phù hộ cho 2 con giáp Thìn và Tỵ có sức khỏe tốt, đắc thọ, cả đời bình an, tránh tai họa, bệnh tật.

Phổ Hiền Bồ Tát được cho là có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới để phổ độ chúng sinh. Ngài độ chúng sinh muôn phương không phân biệt tuổi tác, giới tính, độ tuổi… Với lòng bao dung và từ bi của mình ngài có thể xuất hiện mọi nơi để giúp đỡ chúng sinh.


Người sinh năm Ngọ – Phật Bản Mệnh  Đại Thế Chí Bồ Tát


Những người sinh năm Ngọ sẽ được Đại Thế Chi Bồ Tát độ mạng. Đây là vị Phật đại trưng cho ánh sáng và trí tuệ giúp những người tuổi ngọ có sự tích lũy về tiền bạc, gặp nhiều bình an và may mắn.

Đại Thế Chí Bồ Tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp nhân gian, giúp chúng sinh thoát khỏi nạn đao binh cũng như thiên tai bão lụt, công đức vô lượng hướng đến một cuộc sống an lành, may mắn. Uy thế vô biên mà Đại Thế Chí Bồ Tát mang lại là ánh sáng vô biên độ hóa chúng sinh.

Người sinh năm Mùi và Thân – Phật Bản Mệnh Như Lai Đại Nhật


Như Lai Đại Nhật đại diện cho trí tuệ Phật giáo tối cao. Ngài sẽ phù hộ độ trì cho những người tuổi Mùi và Thân có sự nghiệp thành tựu, gây dựng cơ ngơi, và cả cuộc đời may mắn. an yên.

Như Lai Đại Nhật là tôn xưng chí cao vô thượng trong Phật giáo Mật tông. Đây là Đức Phật cấp cao nhất trong Mật tông. Bởi vậy mà tất cả các đức Phật và Bồ Tát đều do Như Lai Đại Nhật mà ra. Vị Phật Đại Nhật Như Lai đứng đầu chỉ huy tất cả, là đức Phật khởi sinh trong giới Phật giáo Mật tông.

Theo nghĩa từ thì “Đại nhật” có nghĩa là thắng cả mặt trời. Như Lai Đại Nhật có nghĩa phá bỏ mọi tà pháp, xóa mọi trở ngại trong chốn nhân gian, công đức viên mãn. Ngài đem ánh sáng trí tuệ chiếu sáng muôn nơi, ánh sáng trí tuệ của Như Lai Đại Nhật khơi gợi tâm thiện trong mỗi con người.


Người sinh năm Dậu – Phật Bản Mệnh Bất Động Minh Vương


Bất Động Minh Vương là vị Phật bản mệnh tương ứng cho những người sinh năm Dậu. Vị Phật này sẽ giúp những người năm Dậu cả đời có may mắn, làm việc thuận lợi, cầu được ước thấy.

Những lưu ý khi đeo Phật bản mệnh


Phật bản mệnh sẽ phù hộ và độ trì cho người đeo tốt hơn nếu biết sử dụng đúng và ngược lại. Những lưu ý khi đeo Phật bản mệnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng sản phẩm linh thiêng này.

Phật là sự linh thiêng và tôn quý do đó khi đeo Phật bản mệnh không nên để mặt Phật tiếp xúc với những nơi bẩn thỉu, ô uế. Tốt nhất khi tiếp xúc với những vật bẩn, ô uế hàng ngày nên tháo mặt Phật và bảo quản tại nơi khô ráo.

Khi đeo mặt Phật phải thể hiện sự tôn kính với đức Phật, tâm luôn hướng thiện và không làm việc xấu. Không nên để mặt Phật tại những nơi tối tắm, bẩn thỉu, có thể dùng vải vàng, vải đỏ bọc lại. Không để mặt phật ở dưới vật khác.

Trong quá trình đeo mặt Phật không nên để va chạm tiếp xúc với người lạ. Nếu thấy mặt Phật đã cũ thì có thể đổi sang mặt Phật mới để giúp giá trị độ trì được tốt hơn. Nên vệ sinh sạch sẽ mặt Phật thường xuyên bằng khăn bông trắng, nước sạch và phấn đàn hương.

Khi đeo mặt Phật bản mệnh, chúng ta cũng nên hành xử đúng đắn, “Phật ở trong ta, tâm ta là Phật – tránh ác hành thiện” sẽ cho ta gặp nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đặc biệt đeo mặt Phật bên mình để nhắc nhở chúng ta tránh xa cái ác, thực hành điều thiện và hướng đến chân thiện mỹ.

Chúng ta vừa tìm hiểu về Phật bản mệnh là gì và chi tiết về 8 vị Phật bản mệnh độ trì cho 12 con giáp. Phật bản mệnh chính là vị thần hộ mệnh của mỗi người chính vì vậy để phát huy tác dụng tốt nhất hãy tìm mua Phật bản mệnh tại những cơ sở uy tín, chất liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

shop phật bản mệnh là đơn vị thiết kế, chế tác các sản phẩm trang sức uy tín, chất lượng được nhiều người biết đến. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, và những người thợ kim hoàn lành nghề, các sản phẩm của PDJ làm hài lòng mọi khách hàng gần xa.


Phật bản mệnh tuổi Mão là ai?


Mặt phật bản mệnh tuổi Mão là Phật Văn Thù bồ tát. Phật Văn Thù là biểu tượng của sự thông minh, trí tuệ sáng. Chính vì vậy, mà Phật giúp người con giáp tuổi Mão khai sáng tư duy, có trí tuệ tinh thông để công việc, học hành, thi cử của bạn được suôn sẻ, thành công.

Mặt dây chuyền phật bản mệnh Văn Thù Bồ Tát (Văn Thù Sư Lợi) người được coi là biểu tượng của trí tuệ với một trí óc thông sáng. Giúp người tuổi mão đầu óc luôn minh mẫn, sáng suốt, học hành thi cử đỗ đạt và sự nghiệp thuận lợi.

Trong sách “Pháp Uyển Châu Lâm” có viết: mỗi một con giáp sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì trong suốt cuộc đời, các vị Phật này sẽ bảo hộ cho bạn được bình an, cuộc sống thuận buồm xuôi gió… vì vậy chúng ta nên biết vị Phật Bản Mệnh của mình là ai để khi đi chùa cầu an lễ Phật, ta biết hướng về ai kêu cầu, ước nguyện. Bày tượng Phật Bản Mệnh hoặc đeo mặt dây chuyền Phật Bản Mệnh, bạn sẽ có được bình an, may mắn và hạnh phúc như ý. Trong bài viết này, hãy cùng shop phật bản mệnh đi tìm hiểu về Văn Thù Bồ Tát – Vị Phật Độ Mệnh cho người tuổi Mão nhé.
Người tuổi Mão sinh vào các năm 1939, 1951, 1963, 1975, 1987, 1999, 2011. Theo tín ngưỡng dân gian, Bồ Tát Văn Thù chính là Phật bản mệnh tuổi Mão. Theo khoa học phong thủy, để hóa giải phần nào những bất lợi trong cuộc đời, người tuổi Mão có thể dùng đá quý phong thủy trưng bày trong nhà, phòng làm việc hoặc dùng làm trang sức đeo bên mình. Ngoài những linh vật phong thủy như tỳ hưu, thiềm thừ, đeo các trang sức như vòng tay phong thủy, thì đeo mặt dây chuyền Bồ Tát Văn Thù cũng là một lựa chọn rất tốt.

Văn Thù Bồ Tát Là Ai? Có nên đeo mặt dây chuyền phật bản mệnh tuổi mão hay không ?


Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Xưa kia Ngài là con thứ 3 của Vô Trách Nhiệm, có tên là Thái tử Vương Chúng. Ngài cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh nên được hiệu là Văn Thù Sư Lợi. Sau khi Phật Bảo Tạng thọ ký cho Ngài phải trải vô lượng hằng hà sa số kiếp về sau, thì Ngài sẽ thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chi thuộc về bên phương Nam, hiệu là Phật Văn Thù. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật…như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca.

 

Hình Tượng Phật Bản Mệnh  Văn Thù Bồ Tát :


Văn Thù là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Tuệ, thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Trên tay phải của Ngài, dương cao lên khỏi đầu là một lưỡi gươm đang bốc lửa – một biểu tượng đặc thù của Bồ Tát Văn Thù để phân biệt với các vị Bồ Tát khá, mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận, đưa con người đến trí tuệ viên mãn.

Tay trái của Bồ Tát cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã- trong tư thế như đang ôm ấp vào giữa trái tim mình và biểu trưng của tỉnh thức, giác ngộ. Tóc trên đỉnh đầu ngài Bồ Tát Văn Thù kết thành 5 xoáy, biểu hiện trí tuệ sáng suốt như mặt trời chiếu sáng, tay cầm kiếm tượng trưng cho trí tuệ chiếu soi mọi chướng ngại phiền não. Bồ Tát Văn Thù ngồi trên lưng sư tử tượng trưng oai dũng, do đó chữ Văn Thù có nhiều nghĩa khác nhau và trong nhiều bộ kinh dịch theo một cách khác tuy đồng một Văn Thù. Ngài là vị Bồ Tát có trí tuệ bậc nhất, theo hầu cận như cánh tay trái của Phật tổ để duy trì ủng hộ Phật pháp.

Bồ Tát Văn Thù biểu thị ý nghĩa của trí tuệ Phật Đà, đó là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ. Các bậc đại sư Phật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng đều lấy Bồ Tát Văn Thù làm Bản tôn tu trì. Như đại Luận sư Nguyệt Xứng và Đại sư Tông Khách Ba nổi tiếng về tư tưởng Trung quán đều coi Bồ Tát Văn Thù là Bản tôn tu trì. Phật giáo cho rằng, tu trì pháp môn của Bồ Tát Văn Thù có thể nhanh chóng đạt được sự gia trì, từ đó dễ dàng có được trí tuệ thế gian và xuất thế gian.

Ý nghĩa của hình tượng Phật bản mệnh tuổi Mão- Bồ Tát Văn Thù


Bồ Tát Văn Thù biểu thị ý nghĩa của trí tuệ Phật Đà, đó là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ. Các bậc đại sư Phật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng đều lấy Bồ Tát Văn Thù làm Bản tôn tu trì. Như đại Luận sư Nguyệt Xứng và Đại sư Tông Khách Ba nổi tiếng về tư tưởng Trung quán đều coi Bồ Tát Văn Thù là Bản tôn tu trì. Phật giáo cho rằng, tu trì pháp môn của Bồ Tát Văn Thù có thể nhanh chóng đạt được sự gia trì, từ đó dễ dàng có được trí tuệ thế gian và xuất thế gian. Núi Ngũ Đài ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc chính là thánh địa của Bồ Tát Văn Thù. Mỗi năm có hàng trăm ngàn tăng tục từ Tây Tạng và khắp nơi trên thế giới đổ về kính lễ ngài. Thậm chí có những tín đồ kiền thành đã dành thời gian suốt mấy tháng đến mấy năm, dùng phương thức đi ba bước lạy một lạy, cho đến khi lên đến núi Ngũ Đài. Điều đó cho thấy địa vị quan trọng của ngài trong Phật giáo.

Ý nghĩa của việc đeo dây chuyền tượng Bồ Tát Văn Thù


Như đã nói ở trên, khi được sinh ra, con người thường có một vị Phật, Bồ Tát hộ thân hay còn gọi là Phật bản mệnh, ở đây Phật bản mệnh tuổi Mão chính là Bồ Tát Văn Thù. Biết được điều đó mà chuyên tâm tích phúc tích thiện, không làm những điều trái với lương tâm, kiến thành hướng tới Bản tôn cầu nguyện thì mọi hung họa cũng qua đi. Lúc đó, đeo đá hộ mệnh có hình tượng Phật bản mệnh mới phát huy được tác dụng. Kết hợp nhất thể với trường khí của con người, thúc đẩy sự nghiệp phát triển, gia đình hạnh phúc, xã hội an khang. Sách Liễu phàm tứ huấn cũng nói rõ về việc chuyên tâm làm việc phúc cũng có thể cải được mệnh số.

Đây chính là ý nghĩa sâu xa khi người tuổi Mão đeo dây chuyền Phật bản mệnh tuổi Mão Bồ Tát Văn Thù, là hướng con người đến điều thiện, mang trang sức hình Bồ Tát Văn Thù bên mình để nhắc nhở bản thân, đoạn trừ cái ác, qua đó mà mọi tai ương đều được hóa giải. Nếu người đeo đá Bản tôn hộ mệnh chuyên làm việc ác, tìm mọi cách chia rẽ, phá quấy người khác thì chẳng cứ sau này phải nhận quả báo mà có thể ứng hiện ngay trước mắt, trong đời này, kiếp này.

Văn Thù Bồ Tát là nam hay nữ


Cũng tương tự đối với Phổ Hiền thì Văn Thù Bồ Tát cũng không phân biệt là nam hay nữ. Ngài cũng trải qua hằng hà sa kiếp số mới tu thành chính quả. Cho nên, hiện thân của ngài trên thế gian không nói rõ được điều này.

Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử và đứng thị giả bên tay trái của đức Thích Ca Mâu Ni. Hình tượng của ngài tương đối mạnh mẽ trên chính con linh thú của mình. Ngài dùng trí tuệ của mình để cứu độ chúng sinh thoát khỏi chốn bùn nhơ, thống khổ.

Tuy nhiên, chân thân của mọi vị Phật đều là nam tử, điều này trong kinh đã đề cập tới. Còn tùy mục đích cứu độ của từng vị Phật mà thị hiện của họ khác nhau.

Nguồn gốc Phật Bản Mệnh Tuổi Mão Phật Văn Thù Bồ Tát


Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi lần đầu tiên xuất hiện trong các kinh điển Đại Thừa, đặc biệt là Kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra), cũng như Bát Nhã Ba La Mật (Prajna Paramamita Sutra). Ngài được biết đến ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ 4, và vào thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6, Ngài đã trở thành một trong những biểu tượng quan trọng của Phật giáo.

Mặc dù Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát không xuất hiện trong kinh điển Pali, nhưng một số học giả liên kết Ngài với Pancasikha, một nhạc sĩ xuất hiện trong Digha-nikaya của kinh điển Pali.

Ngài là một vị thần quan trọng trong tantra của Tây Tạng, những người thực hành thiền định. Cùng với sự khôn ngoan, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi còn liên quan thơ văn, thuyết trình và viết.


Biểu tượng Phật Bản Mẹnh Tuổi Mão Phật Văn Thù Bồ Tát


bồ tát văn thù sư lợi ngồi trên lưng sư tử xanh
Hình tượng Bồ tát Văn Thù Sư Lợi ngồi trên lưng sư tử xanh.
Giống như hầu hết các hình tượng Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ngồi trên hoa sen, bởi vì hoa sen sinh ra từ bùn hôi tanh mà vẫn đẹp và toả hương thơm, nên nó được coi là đại diện cho sự tinh khiết của trí tuệ, có thể tồn tại giữa ảo tưởng mà không bị ảnh hưởng. Ngài mặc một chiếc khăn choàng trắng, đôi khi là màu xanh lá cây, và đội vương miện bằng đá quý. Tám hình tượng của Bát Thánh Kiết Tường cũng được thể hiện trong một số tranh vẽ của Trung Hoa hiển thị xung quanh Ngài.

Biểu tượng đặc biệt nhất của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là thanh kiếm đang cháy trên tay phải của Ngài. Thanh gươm tượng trưng cho khả năng của tâm trí vượt qua những ảo tưởng và đau khổ trong cuộc sống.

Trong tay trái của Bồ tát là biểu tượng khá đặc trưng được giữ ngang ngực: hoa sen và mang một quyển sách. Quyển sách này được cho là Bát Nhã Ba La Mật, cùng với cử chỉ giảng dạy (Vitarka Mudra) tượng trưng cho sự dạy dỗ hoàn hảo.

Chúng ta cũng có thể bắt gặp hình tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ngồi trên lưng một con sư tử xanh, và sư tử đứng 4 chân trên hoa sen. Biểu tượng cuỡi trên lưng sư tử có ý nghĩa là, thông qua thiền định, một tâm trí hoang dã cũng có thể trở nên bình tĩnh.

Trong nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản và Trung Quốc, thanh kiếm của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi thường được thay thế bằng một cây bút, đặc biệt là các minh họa của cuộc thảo luận về kinh điển Duy-Ma-Cật (Vimalakirti Sutra) của Ngài với Vimalakirti.

Sự tích Văn Thù Sư Lợi Bồ tát Vị Phật Hộ Thân Cho Người Tuổi Mão 


Theo truyền thuyết, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi có nhiệm vụ chinh phục Yama, chúa tể của cái chết. Người ta nói rằng trong một cơn thịnh nộ Yama đe dọa sẽ tiêu diệt tất cả những người Tây Tạng. Người dân Tây Tạng, với hy vọng cứu vãn đất nước họ, đã kêu gọi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bảo vệ họ khỏi cơn thịnh nộ của Yama.

Bồ tát sau đó được cho là đã đi đến địa ngục để tìm kiếm và thuần hoá Yama. Khi gặp Yama, Bồ tát đã hoá thành hình thức Yamantaka. Yamantaka mang hình dạng giống như Yama, với tám đầu và rất nhiều chân. Mỗi đầu và chi được cho là đại diện cho sự huy động toàn bộ sức mạnh giác ngộ của một người cần để đối đầu với cái chết. Để đối đầu với cái chết, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đã thể hiện cái chết, nhưng ở mức độ to lớn hơn.

Yama đã sợ hãi với phiên bản phóng đại của mình và do đó hắn đã bị đánh bại. Bởi vì truyền thuyết này, thông qua hình ảnh của Yamantaka, nhiều người mong muốn phát triển một ý chí mạnh mẽ để đối mặt với cái chết, không còn sợ hãi hay trốn tránh nữa. Sự khôn ngoan của giác ngộ đã làm giảm bớt sự sợ hãi này.

Một sự tích khác về Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là truyền thuyết về sự ra đời của Ngài. Người ta nói rằng Đức Phật đã tạo ra một tia vàng phát ra từ đầu. Tia này xuyên qua một gốc cây gần đó, và từ cây nở ra hoa sen, trong đó trung tâm Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đã được sinh ra. Bởi vì Ngài được sinh ra khi không có mẹ và cha, nên Ngài được coi là không bị ô nhiễm bởi thế giới chung quanh.

Cách thỉnh tượng Văn Thù Bồ Tát

Với những ý nghĩa sâu sắc của tương Văn Thù Bồ Tát nhắc nhở chúng ta nhiều điều. Nhắc nhở chúng ta trở thành con người ưu tú, giác ngộ đạo hành hơn. Còn gì có thể sánh bằng việc mỗi ngày quỳ gối trước Ngài. Đồng thời thắp lên nén nhang thành kính nhất để Ngài che chở cho gia đình được bình an. Tai qua nạn khỏi, được sống vui sống khỏe mỗi ngày.

Bên cạnh đó, mỗi khi quỳ trước Ngài cũng nhắc nhở chúng ta về những điều đúng sai trong cuộc sống. Điều đúng điều sai khi đối nhân xử thế mỗi ngày. Dần dần ta sẽ vươn xa đến những giá trị cao nhất là Chân Thiện Mỹ.

Bạn hãy tìm đến một đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo về sản phẩm. Người cung cấp phải có tay nghề cao và có tâm với đạo Phật. Họ nguyện một đời sẽ phụng sự cho Đạo nhằm đem những bức tượng ưu tú nhất đến khắp nơi. Đồng thời đem hình hài dáng dấp của văn hóa Việt Nam trên từng đường nét tạo tượng.

Truyền thuyết và ý nghĩa danh xưng của Bồ Tát Văn Thù Bồ Tát Phật Bản Mệnh Tuổi Mão 


Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, tên đầy đủ là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát, tên tiếng Phạn là Mañjuśrī, hoặc Maṃjuśrī, dịch âm là Văn Thù Thi Lợi, Mạn Thù Thất Lợi, dịch ý là Diệu Cát Tường, Diệu Đức. Do Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là Thượng Thủ trong hết thảy các vị Bồ Tát Đệ Tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, phụ giúp Đức Thế Tôn hoằng Pháp nên được xưng là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát.

Trong tất cả các kinh điển quan trọng của Đại Thừa Phật giáo như kinh: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… có lúc thì Ngài Văn Thù Bồ Tát thay mặt Ðức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc thì Ngài làm người dẫn dắt giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Ðức Bổn Sư. Căn cứ vào kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn, vị Bồ Tát này đã được sinh vào nhà Bà La Môn Phạm Đức, thuộc nước Xá Vệ. Khi Bồ Tát thị hiện, ngôi nhà bỗng chốc hóa thành hoa sen. Điều đặc biệt hơn nữa là Ngài được sinh ra từ sườn phải của Mẫu Thân. Khi đó, Ngài có tướng mạo trang nghiêm, đủ 32 tướng tốt và sắc thân màu vàng tím lấp lánh. Vừa mới sinh ra đã biết nói, không lâu sau Ngài đã xuất gia và trở thành thị giả của Thế Tôn.

Phật bản mệnh tuổi tân mão 1951 và 2011 là ai?

Mặt dây chuyền phật bản mệnh Văn Thù Bồ Tát (Văn Thù Sư Lợi) người được coi là biểu tượng của trí tuệ với một trí óc thông sáng. Giúp người tuổi mão đầu óc luôn minh mẫn, sáng suốt, học hành thi cử đỗ đạt và sự nghiệp thuận lợi.

Hình tượng vị Phật bản mệnh cho tuổi Mão
Phật Văn Thù trên tay phải cầm kiếm lưỡi bốc cháy dương cao, tượng trưng cho lưỡi gươm trí tuệ. Có thể phân biệt được tốt xấu, chặt đứt những trói buộc của cuộc sống, khiến tâm hồn viên mãn. Tay trái cầm cuốn kinh Bát Nhã biểu tượng cho giác ngộ. Một số trường hợp, Phật Văn Thù cầm thêm 1 cành sen biểu tượng cho đoạn đức, thanh tẩy mọi nhiễm ô tham ái.

Trong sách “Pháp uyển châu lâm” của nhà phật có viết: “Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển có 12 loài thú được Bồ Tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát phân nhiệm vụ những loài thú này bảo vệ, nhận được lợi ích nên 12 con giáp cũng dựa vào đó để đặt ra…”. Mỗi con giáp sẽ nhận được sự độ mệnh của một vị phật khác nhau. Khi được các vị phật độ mệnh sẽ mang lại những điều tốt lành, may mắn, bảo hộ bạn khỏi những tà ma và những điều xui xẻo.

Sinh năm 2011, 1951 Tân Mão mệnh gì ?


Sinh năm 2011, 1951 là tuổi con Mèo

Năm sinh âm lịch: Tân Mão

Mệnh: Mộc - Tùng Bách Mộc - Gỗ tùng bách

+ Tương sinh:Hỏa, Thủy

+ Tương khắc: Thổ, Kim

Người tuổi Tân Mão sinh năm 1951, 2011 rất hợp với các màu đen, Xanh dương, Xanh dương nhạt, Xanh lá cây và kỵ những màu bạc, vàng ánh kim.

Ý nghĩa các màu hợp với mặt dây chuyền phật bản mệnh tuổi Tân Mão


Màu đen: Màu đen thường làm người ta liên tưởng đến quyền lực, nghiêm minh và nhã nhặn giống như những doanh nhân, chính trị gia thường khoác trên mình một bộ vest màu đen vậy. Màu đen gắn liền với sức mạnh, sự sợ hãi, bí ẩn, sức mạnh, uy quyền, thanh lịch, trang trọng, chết chóc, xấu xa và hung hăng, uy quyền, nổi loạn và tinh vi.

Màu xanh dương: Xanh dương là đại diện cho màu sắc của biển, của trời còn xanh là cây đại diện cho rừng núi, cây cối. Màu xanh dương mang đến cảm giác sâu thẳm, rộng lớn, bao la nhưng vô cùng vững vàng và bình yên, giống như khi chúng ta dõi mắt nhìn theo một khoảng trời xanh vậy. Màu xanh dương cũng mang ý nghĩa của sự trong sáng, tinh khiết và là màu của sự nam tính “xanh dương còn có liên hệ mật thiết đối với trí tuệ và sự thông minh”. Quan điểm này đã được các nhà khoa học chứng minh là tồn tại và chính xác.


Màu xanh dương nhạt: Diễn tả sự nhẹ nhàng, màu xanh dương nhạt còn truyền đi thông điệp là sự thông cảm, sẻ chia. Màu xanh dương đậm thể hiện trí tuệ, sức mạnh, vững vàng, trong công việc màu xanh dương đậm là biểu tượng của tính chuyên nghiệp, hiệu quả. Khi học tập hoặc làm việc trong không gian, môi trường màu xanh dương thì năng suất làm việc và học tập sẽ cao hơn so với điều kiện bình thường.

Xanh lá cây: Màu xanh lá cây là màu thuộc hành Mộc, là màu tương hợp với mệnh Mộc. Xanh lá cây hay còn gọi là xanh lục. là màu sắc đại diện cho cây cối núi rừng. Nó không chỉ mang ý nghĩa như một màu sắc đơn thuần. Mà hơn cả, nó còn là biểu tượng của sự an toàn, tượng trưng cho sức sống, màu mỡ, mát mẻ, trong lành, hòa bình và phát triển. Màu xanh tạo cảm giác dịu nhẹ cho mắt và truyền tải thông điệp hòa bình đến người đối diện.

Tổng quan vận mệnh tuổi Tân Mão


Tuổi Tân Mão sinh năm 2011, 1951 cầm tinh con Mèo, thuộc mệnh Tùng Bách Mộc, mệnh này có ý nghĩa là gỗ tùng bách, cây đại thụ vươn giữa trời, che chở cho những cây con xung quang bằng những tán lá rộng lớn.

Người tuổi này có số sung sướng, trong cuộc đời ít có sự thay đổi và có được triển vọng tốt đẹp trong tương lai. Cuộc sống được sung túc từ khoảng 27 tuổi trở đi. Còn trước tuổi 27 cũng trải qua nhiều lao đao, cuộc sống thường hay vấp ngã và phải chịu nhiều điều đau buồn. Ít có triển vọng thành công trong việc thi cử, việc làm ăn hoặc là những mưu định cho cuộc sống. Nhưng riêng về mặt thi cử, trong khoảng thời gian từ năm 18 tuổi đến năm 21 tuổi cũng có nhiều điều tốt đẹp, thu được ít nhiều thành công. Cuộc đời khi tuổi còn trẻ thì có nhiều buồn phiền, tuy nhiên sang khoảng trung vận thì sẽ được hưởng sung sướng, tuy không được giàu sang.


SHOP HANOIGIARE  -MẶT DÂY CHUYỀN PHẬT BẢN MỆNH - VÒNG TAY PHONG THỦY - KÍNH AO MALAYSIA  UY TÍN

Đặt Hàng Qua Điện Thoại Xin Liên Hệ Theo Số 

-----------------o0o-------------------

Website : thietkewebre.hanoigiare.com

Đ/c: số 14 ngõ 150 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà Nội

Nhắn Tin Gọi Điện Miễn Phí Zalo : 0902277552

 


---------------------------------